Nguyên tắc SMARTER

Tác giả: Admin | Ngày cập nhật: 25/10/2021
Banner 1
Banner 2

Nguyên tắc SMART và nguyên tắc SMARTER khá phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong quản trị doanh nghiệp. Nếu nguyên tắc SMART có thể giúp bạn thiết lập mục tiêu chuẩn xác, phù hợp thì việc thêm 2 yếu tố E và R có giúp nguyên tắc SMARTER tạo ra nhiều sự khác biệt? Bạn hãy cùng GoalF tìm hiểu cụ thể về nguyên tắc SMARTER qua bài viết sau.

Nguyên tắc SMARTER là gì?

SMARTER là nguyên tắc thiết lập mục tiêu được phát triển từ nguyên tắc SMART và mở rộng thêm 2 yếu tố E và R. Bảy yếu tố của SMARTER cụ thể như sau:

Yếu tố Nội dung Tác dụng Bộ câu hỏi để xác định yếu tố
S Specific

(cụ thể)

Cụ thể hóa để tránh chệch hướng, không đạt được mục tiêu như kỳ vọng
  • Tôi muốn đạt được điều gì?
  • Có ai khác tham gia không?
  • Có khả năng tôi sẽ phải đối mặt với bất kỳ thách thức nào không và những thách thức này có thể là gì?
  • Làm thế nào tôi sẽ đạt được điều này?
M Measurable

(đo lường)

Gắn mục tiêu với thước đo lường định lượng rõ ràng, cụ thể để xác định tiến độ hoàn thành mục tiêu
  • Tôi có dòng thời gian không?
  • Khi nào tôi muốn đạt được mục tiêu này?
  • Làm sao tôi biết được khi nào tôi đã hoàn thành mục tiêu này?
A Achievable

(khả thi)

Giúp thiết lập mục tiêu có tính thử thách nhưng không trở thành bất khả thi
  • Mục tiêu có thực tế không?
  • Với nguồn lực hiện tại, tôi có thể hoàn thành được mục tiêu không?
R Relevant

(liên quan)

Giúp liên kết các mục tiêu trong một tổng thể chung, thống nhất
  • Các mục tiêu của tôi có phù hợp với mục tiêu của nhóm, bộ phận và tổ chức không?
  • Nhiệm vụ có quan trọng, cần thiết thực hiện không?
T Time bound (giới hạn thời gian) Gắn việc thực hiện mục tiêu với một thời hạn cụ thể, rõ ràng. Điều đó sẽ giúp tạo áp lực phù hợp, giúp bạn và team duy trì được sự tập trung hoàn thành công việc.
  • Thời hạn hoàn thành mục tiêu của tôi là khi nào?
  • Tôi có nên tạo kế hoạch thực hiện mục tiêu không? 
  • Tôi có thể đạt được gì trong 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng tới?
E Evaluate

(đánh giá)

Đánh giá lại việc thực hiện mục tiêu để xác định tính phù hợp trong suốt quá trình hành động
  • Kết quả đạt được trong giai đoạn hiện nay đã đúng kỳ vọng mục tiêu hay chưa?
  • Đến thời điểm này, mục tiêu có còn phù hợp, quan trọng để nỗ lực đạt được?
  • Có điều gì biến động gây ảnh hưởng đến mục tiêu của tôi không?
R Re-Adjustn

(điều chỉnh lại)

Bạn sẽ cần điều chỉnh lại mục tiêu ban đầu nếu tình hình triển khai công việc thực tế có những biến động, thay đổi mới
  • Những nội dung mục tiêu nào không còn phù hợp với hoàn cảnh thực tế hiện nay?
  • Tôi có thể điều chỉnh gì để việc thực hiện mục tiêu hiệu quả hơn?
Nguyên tắc SMARTER là gì

Quá trình thực hiện mục tiêu không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Nếu có những biến động, “đứt gãy” trên quá trình thực hiện mục tiêu thì bạn cần kịp thời đánh giá và điều chỉnh mục tiêu theo nguyên tắc SMARTER

5 lý do nên thiết lập mục tiêu theo nguyên tắc SMARTER

SMARTER là nguyên tắc giúp bạn không chỉ thiết lập mục tiêu hiệu quả mà còn hỗ trợ bạn đánh giá, điều chỉnh lại kế hoạch hướng tới mục tiêu của mình. Thiết lập mục tiêu SMATER có thể đem lại cho bạn nhiều lợi ích như:

Lý do 1: Tận dụng tối đa SMART

Các chu kỳ thực hiện SMARTER sẽ giúp bạn liên tục tối ưu hóa mục tiêu SMART. Thông qua đánh giá và điều chỉnh mục tiêu, mục tiêu của bạn sẽ phù hợp, thích ứng tốt hơn với đòi hỏi của thực tế.

Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART sẽ phù hợp áp dụng với những mục tiêu ngắn hạn, ít có những tác động biến đổi, gây ảnh hưởng khi thực hiện. Với những mục tiêu cần thực hiện trong trung và dài hạn, tiềm ẩn nhiều tác động biến đổi, gây ảnh hưởng thì bạn nên áp dụng nguyên tắc SMARTER để tận dụng tối đa SMART.

Nếu SMART giúp bạn thiết lập mục tiêu đúng hướng, phù hợp thì SMARTER có thể giúp bạn và team tiến xa hơn và giảm thiểu chệch hướng khi nỗ lực hướng đến mục tiêu.

Lợi ích của nguyên tắc Smarter

SMARTER có thể giúp bạn và team đi xa hơn, tận dụng được tối đa nguyên tắc SMART

Lý do 2: Thiết lập mục tiêu có ý nghĩa, linh hoạt hơn

Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp, tổ chức phải đối diện với rất nhiều những thử thách tiềm ẩn, biến động khác nhau như:

  • Nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng thay đổi
  • Những tác động ngoại cảnh, tình huống bất khả kháng như dịch bệnh, thiên tai, sự thay đổi của chính sách pháp luật…
  • Bước tiến của sản phẩm, công nghệ mới…

Những yếu tố biến động đó đều sẽ ảnh hưởng đến thực tế triển khai mục tiêu của bạn và team. Nguyên tắc SMARTER với việc bổ sung thêm 2 yếu tố đánh giá và điều chỉnh lại sẽ giúp team của bạn thiết lập mục tiêu có ý nghĩa, linh hoạt, nhanh chóng thích ứng được với những biến động trước mắt.

Lý do 3: Thiết lập mục tiêu thực tế hơn

Thông qua việc đánh giá và điều chỉnh lại, thiết lập mục tiêu SMARTER vẫn đảm bảo giúp bạn hướng tới những mục tiêu kỳ vọng như ban đầu nhưng thực tế hơn.

Trong nhiều trường hợp bạn đánh giá sai lầm về nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp và thiết lập mục tiêu vượt quá hoặc thấp hơn so với khả năng thực tế. Kiểm chứng trong thực tế cùng nguyên tắc SMARTER sẽ giúp bạn cân chỉnh mục tiêu phù hợp.

Ví dụ:

Bạn khởi nghiệp và muốn nhanh chóng thâm nhập, đưa được sản phẩm vào thị trường TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đúng theo kế hoạch tiếp thị sản phẩm thì thành phố bị phong tỏa để kiểm soát dịch bệnh. Như vậy, bạn bắt buộc phải thiết lập lại mục tiêu với SMARTER để thực hiện mục tiêu thực tế hơn.

Lý do 4: Thiết lập mục tiêu mang lại kết quả cao hơn

Nỗ lực duy trì những mục tiêu không còn thực tế, phù hợp sẽ không giúp bạn và team đạt được kết quả như kỳ vọng. SMARTER có thể giúp bạn điều chỉnh, thiết lập mục tiêu mang lại kết quả cao hơn.

Đánh giá được chính xác những biến động trước mắt là mấu chốt giúp team của bạn tập trung, tối ưu hóa nguồn lực để đảm bảo hiệu quả, kết quả công việc tốt nhất.

Thiết lập mục tiêu mang lại kết quả cao hơn

Việc bổ sung thêm yếu tố đánh giá, điều chỉnh lại của SMARTER sẽ giúp bạn thực hiện mục tiêu hiệu quả, đúng tiến độ hơn

Lý do 5: Giúp bạn vượt qua “hội chứng năm mới”

Nghiên cứu của Đại học Scranton vào năm 2014 về mục tiêu năm mới chỉ ra rằng: tỷ lệ người thực hiện mục tiêu trong vòng 1 tháng chỉ có 64%. Thực hiện trong vòng 6 tháng chỉ có 46%. Kết quả cuối cùng chỉ có 8% mục tiêu được đặt ra vào mỗi dịp năm mới được hoàn thành.

Với SMARTER, trong quá trình thực hiện mục tiêu năm mới, bạn sẽ tiến hành đánh giá và điều chỉnh lại mục tiêu để phù hợp hơn với thực tế. Hội chứng năm mới có thể xảy ra do sự thiếu quyết tâm, giám sát hay thiếu phương pháp quản trị mục tiêu phù hợp. Bạn hãy đảm bảo mình có phương pháp quản trị mục tiêu hiệu quả với SMARTER để duy trì được sự nỗ lực, quyết tâm hoàn thành mục tiêu như kỳ vọng.

So sánh sự khác biệt giữa SMART & SMARTER

Để so sánh nguyên tắc SMART và nguyên tắc SMARTER, bạn hãy cùng GoalF theo dõi bảng dưới đây:

Tìm hiểu thêm: Mục tiêu SMART là gì? Cách sử dụng SMART để thiết lập mục tiêu

Mục tiêu SMART Mục tiêu SMARTER
Điểm giống nhau: Cả mục tiêu SMART và mục tiêu SMARTER đều nội hàm 5 yếu tố căn bản là SMART – Specific (cụ thể) – Measurable (đo lường) – Achievable (khả thi) – Relevant (liên quan) – Time bound (giới hạn thời gian).

Điểm khác nhau

Yếu tố cấu thành nên nguyên tắc Chỉ có 5 yếu tố là cụ thể, đo lường, khả thi, liên quan, giới hạn thời gian Có bổ sung thêm 2 yếu tố là Evaluate (đánh giá) và Re-Adjust (điều chỉnh lại)
Đánh giá định kỳ Không tiến hành đánh giá định kỳ khi triển khai mục tiêu SMART Có tiến hành đánh giá định kỳ khi triển khai mục tiêu SMARTER
Khả năng điều chỉnh Hạn chế trong việc nhận diện, thích ứng và điều chỉnh mục tiêu khi tình hình triển khai mục tiêu có biến động khó lường Cung cấp khả năng nhận diện, thích ứng và điều chỉnh mục tiêu nhanh chóng
Phù hợp Áp dụng cho các mục tiêu ngắn hạn, ít biến động khó lường Áp dụng cho các mục tiêu triển khai trong trung và dài hạn với nhiều biến động khó lường hơn
Quá trình thực hiện mục tiêu Nhân viên cần tuân thủ hành động theo mục tiêu SMART đã đề ra cho đến khi đạt được kết quả như kỳ vọng Trong quá trình triển khai mục tiêu, nhà quản lý và nhân viên có thể xem xét tình hình thực tế triển khai mục tiêu để đánh giá và điều chỉnh lại mục tiêu nếu cần thiết. Thậm chí nếu mục tiêu SMART đã thất bại, team của bạn vẫn có cơ hội để nỗ lực tiếp tục với mục tiêu SMARTER sau khi đã điều chỉnh phù hợp thực tế hơn.

Một số ví dụ về nguyên tắc SMARTER

Bạn có thể tham khảo một số ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên tắc SMARTER:

Ví dụ 1 – Gia tăng trải nghiệm thoải mái cho khách hàng

S – Cụ thể: Tôi muốn gia tăng trải nghiệm thoải mái cho khách hàng
M – Đo lường: 100% khách hàng sử dụng đồ uống tại quán cafe của tôi có đánh giá từ 4 sao trở lên
A – Khả thi: Với nguồn nhân sự, điều kiện cơ sở vật chất và hình ảnh của quán hiện nay, tôi có thể đạt được mục tiêu này
R – Liên quan: Nhằm giúp quán có thể thu hút nhiều khách hàng hơn nữa
T – Giới hạn thời gian: Mục tiêu cần đạt được trước ngày 31/10/2021
E – Đánh giá: Khách hàng của tôi mở rộng, không chỉ trong tệp khách hàng thanh niên nữa mà có cả trung niên
R – Điều chỉnh lại: Tôi muốn đa dạng hóa trải nghiệm, đáp ứng được nhu cầu của cả khách hàng thanh niên và trung niên

Ví dụ 2 – Thu hút ứng viên tài năng cho công ty

S – Cụ thể: Tôi muốn thu hút các ứng viên tài năng cho công ty
M – Đo lường: Với 100% các trưởng bộ phận trong công ty có kinh nghiệm ít nhất từ 10 năm trở lên
A – Khả thi: Với danh tiếng và chế độ đãi ngộ của công ty hiện nay, mục tiêu có thể đạt được
R – Liên quan: Nhằm giúp công ty gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường so với nhóm công ty đối thủ
T – Giới hạn thời gian: Mục tiêu cần đạt được trong quý IV-2021, trước ngày 31/12/2021
E – Đánh giá: Ở vị trí trưởng phòng công nghệ, phòng tuyển dụng nhận được một CV ứng viên tài năng nhưng chỉ có 7 năm kinh nghiệm
R – Điều chỉnh lại: Tôi có thể tuyển dụng một số vị trí trưởng phòng có số năm kinh nghiệm ít hơn mức chuẩn 10 năm nếu nhận được phê duyệt từ ban lãnh đạo công ty

Thu hút ứng viên tài năng cho công ty

Cơ chế thu hút ứng viên tài năng cần đảm bảo tính linh hoạt để đạt hiệu quả tuyển dụng cao nhất

Ví dụ 3 – Cải thiện doanh thu

S – Cụ thể: Tôi muốn cải thiện doanh thu
M – Đo lường: 50 khóa học trực tuyến hiện nay sẽ đạt được mức doanh thu cao hơn 10% so với quý III-2021
A – Khả thi: Với mức độ lan tỏa hình ảnh, nhận diện công ty hiện nay, tôi có thể đạt được mục tiêu này
R – Liên quan: Nhằm gia tăng nguồn thu cho công ty
T – Giới hạn thời gian: Mục tiêu cần đạt được trước 31/12/2021
E – Đánh giá: Công ty vừa gặp biến động nhân sự lớn, ảnh hưởng đến khả năng quảng bá, tiếp thị các khóa học
R – Điều chỉnh lại: Mức doanh thu kỳ vọng được điều chỉnh lại ở mức 8%

Ví dụ 4 – Cải thiện sức khỏe

S – Cụ thể: Tôi muốn cải thiện sức khỏe
M – Đo lường: Đến mức có thể chạy liên tục 42km dưới 4 tiếng đồng hồ
A – Khả thi: Với khối lượng tập luyện và khả năng hiện nay, tôi có thể đạt được mục tiêu này
R – Liên quan: Nhằm giúp tôi khỏe mạnh hơn mỗi ngày
T – Giới hạn thời gian: Mục tiêu cần đạt được trong buổi chạy vào ngày 15/12/2021
E – Đánh giá: Trong buổi tập giữa tháng 11, tôi gặp một chấn thương nhỏ ở móng chân
R – Điều chỉnh lại: Để đảm bảo buổi chạy diễn ra thuận lợi, tôi sẽ điều chỉnh mục tiêu chạy liên tục 42km dưới 4 giờ 30 phút

Ví dụ 5 – Cải thiện cơ sở vật chất văn phòng

S – Cụ thể: Tôi muốn cải thiện cơ sở vật chất văn phòng công ty tại Hà Nội
M – Đo lường: Với ít nhất 95% nhân viên đánh giá 5 sao cho cơ sở vật chất văn phòng
A – Khả thi: Với nguồn đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho văn phòng sắp tới, tôi có thể đạt được mục tiêu này
R – Liên quan: Nhằm giúp nhân viên có trải nghiệm làm việc thoải mái, hạnh phúc hơn
T – Giới hạn thời gian: Mục tiêu cần đạt được trước ngày 31/12/2021
E – Đánh giá: Qua khảo sát, 97% nhân viên văn phòng Hà Nội kiến nghị cần bổ sung không gian xanh, nhiều cây xanh hơn cho văn phòng
R – Điều chỉnh lại: Tôi sẽ tập trung cải thiện văn phòng Hà Nội có cơ sở vật chất hiện đại nhưng vẫn đảm bảo thân thiện, nhiều không gian xanh

*

Về tổng quan, nguyên tắc SMARTER là sự hoàn thiện, mở rộng của nguyên tắc SMART. Nếu SMART có thể giúp bạn thiết lập mục tiêu thông minh, phù hợp hơn thì SMARTER với việc thêm 2 yếu tố: Đánh giá, điều chỉnh lại sẽ giúp bạn thiết lập mục tiêu thực tế, hiệu quả hơn.

Nếu bạn cần thêm thông tin về nguyên tắc SMARTER hay muốn được tư vấn về phần mềm quản lý hiệu suất liên tục, hỗ trợ quản lý mục tiêu hiệu quả, bạn có thể liên hệ với GoalF. Đội ngũ các chuyên gia của GoalF luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

GoalF

Tags:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *