Tại sao phải thiết lập mục tiêu trong doanh nghiệp?

Tác giả: Admin | Ngày cập nhật: 08/11/2021
Banner 1
Banner 2

Bạn đã bao giờ gặp tình huống nhân viên làm việc tùy hứng, không có kế hoạch, không hiểu tại sao phải thiết lập mục tiêu? Bạn hãy cùng GoalF tìm hiểu 6 lý do quan trọng nên thiết lập mục tiêu qua bài viết sau.

Thiết lập mục tiêu tạo ra sự tập trung và liên kết trong tổ chức

Không có mục tiêu chung cho toàn công ty, mục tiêu đến từng phòng ban, bộ phận và mục tiêu cho từng nhân viên thì nhân viên của bạn sẽ khó duy trì được sự tập trung trong công việc.

Mặt khác, không có mục tiêu rõ ràng sẽ khiến mỗi nhân viên nỗ lực theo cách họ nghĩ là đúng. Các mục tiêu lúc này chỉ là những nỗ lực cá nhân đơn lẻ, không có tính liên kết trong một tổng thể chung. Thậm chí, các nỗ lực cá nhân đó thậm chí có thể nghịch hướng, ảnh hưởng hay thậm chí triệt tiêu lẫn nhau gây lãng phí nguồn lực của tổ chức và thời gian, công sức nhân viên bỏ ra.

Như vậy, giá trị của một mục tiêu không chỉ nằm ở bản thân mục tiêu đó mà còn có thể giúp tổ chức, nhân viên của bạn cải thiện khả năng tập trung, động lực trong công việc.

Thiết lập mục tiêu tạo ra sự tập trung và liên kết trong tổ chức

Sự tập trung và liên kết trong tổ chức của bạn có thể được gia tăng với mục tiêu phù hợp

Thiết lập mục tiêu giúp nâng cao hiệu suất công việc

Thiết lập mục tiêu phù hợp hoàn toàn có thể giúp team của bạn nâng cao hiệu suất công việc.

Lý thuyết thiết lập mục tiêu (Goal Setting Theory) của Edwin Locke được công bố vào năm 1960 chỉ rõ: một nhân viên sẽ duy trì được sự tập trung, nỗ lực cao độ hơn trong công việc khi họ có một mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có tính thử thách. Nếu mục tiêu quá đơn giản, đơn điệu hay quá dễ dàng sẽ không phải điều kiện tốt để giúp nhân viên cải thiện hiệu suất, động lực trong công việc.

Muốn gia tăng hiệu quả thiết lập mục tiêu, bạn có thể tham khảo nguyên tắc SMART, đảm bảo 5 yếu tố:

  • Specific (cụ thể)
  • Measurable (đo lường)
  • Achievable (khả thi)
  • Relevant (liên quan)
  • Time bound (giới hạn thời gian).

Locke cũng chỉ ra rằng việc thiết lập mục tiêu hiệu quả chỉ là bước đầu tiên. Nhà quản lý muốn gia tăng hiệu suất công việc của nhân viên còn cần tiến hành thuyết phục nhân viên chấp nhận mục tiêu và tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, cung cấp thông tin phản hồi kịp thời cho nhân viên.

Lý thuyết thiết lập mục tiêu của Locke

Lý thuyết thiết lập mục tiêu của Locke có những đóng góp tiên phong, quan trọng cho quản trị doanh nghiệp

Thiết lập mục tiêu giúp bạn đo lường tiến độ công việc

Một mục tiêu phù hợp, SMART luôn gắn với yếu tố đo lường định lượng rõ ràng, cụ thể. Khi nhìn vào tiến độ thực hiện mục tiêu, bạn sẽ luôn nhận biết được team của mình đang tiến gần hơn đến mục tiêu như thế nào, khi nào bạn có thể thực sự đạt được mục tiêu.

Yếu tố đo lường mục tiêu thực sự quan trọng và có thể giúp bạn và team lường trước được những rủi ro không hoàn thành được mục tiêu.

Ví dụ:

Thời gian thực hiện kế hoạch đã trôi qua được 50% nhưng mục tiêu mới đạt được 30% chẳng hạn. Đó sẽ là một cảnh báo quan trọng, team của bạn đang chậm tiến độ thực hiện mục tiêu và cần cải thiện hiệu suất nếu muốn đạt được mục tiêu như kỳ vọng.

Thiết lập mục tiêu giúp bạn đo lường tiến độ công việc

Tiến độ công việc có thể được kiểm soát, đo lường rõ ràng khi so sánh với mục tiêu ban đầu

Mục tiêu giúp tổ chức duy trì được động lực

Khi team của bạn đặt ra và cam kết với các mục tiêu cụ thể và thách thức, từng thành viên trong team sẽ hiểu rõ họ cần nỗ lực hướng tới điều gì. Nhân viên thường có xu hướng nỗ lực, cải thiện được động lực làm việc với những mục tiêu khó khăn, thử thách thay vì những công việc đơn giản, nhàm chán, lặp đi lặp lại.

Bạn hãy tin tưởng trao cho nhân viên một mục tiêu phù hợp và bạn sẽ rất ngạc nhiên về động lực công việc mới mà nhân viên đạt được.

Đặc biệt, khi nhà quản lý thường xuyên có những phản hồi kịp thời, đúng lúc sẽ giúp team duy trì được động lực, sự tập trung và đạt hiệu suất làm việc ở mức cao. Bạn hãy xem những phản hồi trong công việc của mình cũng giống như một món quà dành tặng nhân viên, giúp họ tiến bộ hơn trong công việc.

Mục tiêu giúp tổ chức duy trì được động lực

Thiết lập mục tiêu hiệu quả có thể gắn kết, duy trì được động lực làm việc cho tổ chức, nhân viên của bạn

Thiết lập mục tiêu giúp loại bỏ sự trì hoãn

Mấu chốt dẫn đến việc nhân viên của bạn thường xuyên trì hoãn trong công việc là do họ không hiểu rõ tổ chức kỳ vọng gì ở họ hay họ không có mục tiêu rõ ràng để hướng tới.

Khi bạn cùng nhân viên thiết lập mục tiêu phù hợp, nhân viên sẽ dễ dàng chấp nhận và cam kết thực hiện mục tiêu. Chu kỳ thiết lập – chấp nhận và cam kết thực hiện mục tiêu sẽ dần loại bỏ sự trì hoãn khỏi tổ chức của bạn.

Một mục tiêu phù hợp luôn có thể tạo nên sự cam kết thực hiện cao và loại bỏ được sự trì hoãn của nhân viên. Nhân viên không trì hoãn với mục tiêu hay công việc, họ thường chỉ trì hoãn với những gì họ cảm thấy không hứng thú, không đem lại giá trị nhiều cho tổ chức và cho chính nhân viên.

Thiết lập mục tiêu giúp loại bỏ sự trì hoãn

Hướng đến mục tiêu, nhân viên của bạn sẽ loại bỏ được sự trì hoãn trong công việc

Giúp tổ chức liên tục đạt được sự tiến bộ

Sau mỗi chu kỳ thiết lập và thực hiện mục tiêu, tổ chức sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm cho các chu kỳ thực hiện mục tiêu tiếp theo. Liên tục đặt ra các mục tiêu sau cao hơn mục tiêu trước sẽ giúp tổ chức đạt được những sự tiến bộ không ngừng.

Do đó, một trong những lưu ý quan trọng khi bạn thiết lập mục tiêu trong chu kỳ mới là luôn hướng tới sự tiến bộ của tổ chức. Đó mới là giá trị cốt lõi mà một mục tiêu công việc cần đạt được.

Giúp tổ chức liên tục đạt được sự tiến bộ

Bạn có thể đảm bảo liên tục tối ưu hóa, giúp tổ chức ngày càng tiến bộ với các mục tiêu phù hợp trong chu kỳ công việc tiếp theo

*

Để thiết lập mục tiêu hiệu quả, bạn có thể tham khảo sử dụng phương pháp quản trị mục tiêu OKRs (Objective & Key Results). OKRs đã được áp dụng và kiểm chứng tại nhiều doanh nghiệp, tổ chức hàng đầu trên thế giới, các công ty lớn, vừa, nhỏ, các phòng ban và thậm chí là cả cá nhân để thiết lập mục tiêu hiệu quả.

OKRs được cấu thành từ 2 bộ phận:

  • Objective là mục tiêu như một điểm đến rõ ràng trên bản đồ mà cả công ty, team hay cá nhân bạn hướng đến.
  • Key Results là những kết quả then chốt (thông thường từ 3 – 5 kết quả) cũng giống như một đường ray với các chặng quan trọng giúp bạn đạt được mục tiêu đúng hướng.
OKRs

Sự kết hợp giữa mục tiêu với các kết quả chính sẽ giúp bạn thiết lập mục tiêu hiệu quả, có định hướng rõ ràng

Tìm hiểu thêm: OKRs là gì?

OKRs có thể đem lại cho tổ chức của bạn nhiều lợi ích như: tập trung, cam kết, căn chỉnh, theo dõi, kéo giãn (bứt phá). Tuy nhiên, việc áp dụng OKRs đúng hướng, hiệu quả ngay từ đầu là điều khó khăn. Bạn có thể tham khảo khóa học Sức mạnh OKRs của VNOKRs – một trong những đơn vị đào tạo OKRs uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.

*

Hi vọng thông tin bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi: Tại sao phải thiết lập mục tiêu?. Nếu bạn cần trao đổi thêm về chủ đề này hay muốn nhận tư vấn về phần mềm quản lý hiệu suất liên tục, hỗ trợ quản lý, thiết lập mục tiêu, bạn có thể liên hệ với GoalF. Đội ngũ các chuyên gia của GoalF luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

GoalF

Tags:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *