Cách để giúp nhân viên phát triển nghề nghiệp mạnh mẽ

Tác giả: Bùi Minh Thuỷ | Ngày cập nhật: 04/05/2022
Banner 1
Banner 2

Tất cả các tổ chức đều muốn nhân viên của mình phát triển, khi nhân viên của họ thành công đồng nghĩa với việc tổ chức của họ cũng thành công. Vậy làm thế nào để giúp nhân viên có thể phát triển nghề nghiệp một cách mạnh mẽ? Sau đây là các gợi ý dành cho tổ chức của bạn.

1. Quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên

Việc giữ liên lạc và trao đổi với nhân viên của mình là điều rất cần thiết mà một người quản lý nên làm. Sự tương tác đó nên bao gồm việc gặp gỡ thường xuyên với các thành viên trong nhóm thông qua các buổi họp 1:1 (Check-in) để bạn có thể tìm hiểu nguyện vọng nghề nghiệp và kỳ vọng của họ.

Các buổi trao đổi ngắn, thân tình là cơ hội để người quản lý và nhân viên hiểu nhau hơn. Người quản lý có thể đưa ra được sự hỗ trợ cần thiết giúp nhân viên của bạn vạch ra con đường phát triển sự nghiệp trong tổ chức, để họ có thể hình dung rõ hơn về tương lai của mình tại công ty.

Xác định các cột mốc cụ thể để đạt được thành tích và các nguồn lực hỗ trợ mà nhân viên có thể sẽ cần khai thác trong suốt hành trình của họ. Giao tiếp rõ ràng, trực tiếp và nhất quán từ người quản lý về các bước thăng tiến trong sự nghiệp có thể giúp người lao động cảm thấy gắn bó hơn.

Bạn có thể tham khảo một buổi Check-in hiệu quả tại đây

2. Thúc đẩy đào tạo và phát triển nhân viên

Đào tạo và huấn luyện thường xuyên giúp thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên. Vì vậy, các nhà quản lý cần khuyến khích các thành viên trong nhóm tham gia các khóa học và hội thảo có liên quan để giúp họ thăng tiến hơn trong sự nghiệp.

Ngoài việc nuôi dưỡng nhu cầu cá nhân và phát triển các kỹ năng cụ thể, hãy giúp nhân viên của bạn theo kịp những gì đang xảy ra trong ngành rộng lớn hơn. Một phương pháp hiệu quả là xây dựng phong trào học tập rộng khắp tổ chức thông qua những buổi đào tạo nội bộ toàn công ty hay đơn giản như các buổi chia sẻ với quy mô một nhóm hàng tuần.

Ngoài ra, hãy cho nhân viên của bạn thời gian và sự linh hoạt để tham gia vào các sự kiện trong ngành. Cân nhắc yêu cầu những người lao động đó chia sẻ những gì họ học được tại những sự kiện này với đồng nghiệp của họ.

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, việc đào tạo nhân viên trở nên đơn giản hơn bằng việc sử dụng các Ứng dụng đào tạo Online. Các tổ chức dễ dàng xây dựng được những tài liệu đào tạo nội bộ và giúp nhân viên của mình học tập mọi lúc mọi nơi mà không tốn quá nhiều thời gian và công sức.

Nếu bạn đang quan tâm tới việc phát triển nhân sự và muốn tìm một công cụ phù hợp giúp mang lại hiệu quả cao nhất cho những chương trình đào tạo của mình. Hãy tìm hiểu Ứng dụng “Học & Thi” cho doanh nghiệp 123Train của chúng tôi. Ứng dụng sẽ giúp bạn giảm 80% “công sức” đào tạo nhân sự.

Tìm hiểu thêm về Ứng dụng 123Train tại địa chỉ website: https://123train.vn/

3. Luân chuyển các vai trò của nhân viên

Bộ não con người phát triển theo sự đa dạng và luân chuyển công việc là một cách thông minh để giúp nhân viên của bạn phát triển. Cân nhắc cho phép nhân viên làm việc ở các phòng ban hoặc vị trí khác nhau nhưng có liên quan.

Những cơ hội này sẽ giúp các thành viên trong nhóm của bạn có được các kỹ năng mới, đánh giá cao hơn nhiệm vụ của đồng nghiệp và hiểu rõ hơn về doanh nghiệp.

Luân chuyển công việc cũng có thể là một cách hiệu quả để tăng cường hợp tác giữa các bộ phận và xây dựng mối quan hệ trong nhóm từ xa. Và tổ chức sẽ được hưởng lợi từ việc có một lực lượng lao động toàn diện hơn.

4. Hỗ trợ cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Làm việc chăm chỉ là điều kiện tiên quyết để thăng tiến trong sự nghiệp, nhưng điều đó không có nghĩa là phải cam kết với một chuỗi ngày làm việc dài bất tận. Khuyến khích nhân viên của bạn làm việc thông minh, tối đa hóa hiệu quả và dành thời gian và năng lượng cho những sở thích ngoài công việc của họ.

Theo một thống kê của FlexJobs 83% thế hệ millennials coi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá một công việc tiềm năng.

Nghiên cứu của công ty Robert Half  cho thấy rằng 40% người lao động thấy họ quan tâm đến cuộc sống cá nhân của họ trong tương lai. Điều đó cho thấy các nhà tuyển dụng sẽ còn chịu nhiều áp lực hơn nữa trong tương lai để giúp nhân viên của họ đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống đáng mơ ước.

Chủ động tiếp cận và quan tâm đến các nhu cầu về sức khỏe và cuộc sống của các thành viên trong nhóm của bạn có thể ngăn chặn sự căng thẳng gia tăng và dẫn đến kiệt sức trong công việc.

Bằng cách áp dụng các chính sách linh hoạt nhằm nâng cao sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, bạn có thể thúc đẩy tinh thần của nhân viên. Bạn sẽ giúp nhân viên của mình tìm thấy thời gian để thực hiện công việc của họ, đáp ứng các nhu cầu cá nhân và thậm chí tham gia vào các hoạt động phát triển nghề nghiệp có thể giúp họ thăng tiến trong sự nghiệp.

5. Đưa ra bức tranh lớn

Giúp nhân viên nhận ra những đóng góp hữu ích của họ cho mục tiêu chung của công ty sẽ làm tăng thêm ý nghĩa công việc và vai trò của họ. Điều này cũng có thể làm tăng động lực của họ để mở rộng trách nhiệm và thăng tiến trong tổ chức.

Tuy nhiên, đừng cho rằng nhân viên của bạn đã hiểu về những đóng góp của họ đối với giá trị của tổ chức. Việc cung cấp thông tin chi tiết thường xuyên và minh bạch về các mục tiêu chung là điều cần thiết để duy trì sự hiểu biết của nhân viên đối với bức tranh toàn cảnh của tổ chức.

Trong các buổi họp với các thành viên trong nhóm hay là buổi họp 1:1 với từng người, hãy nhớ nêu rõ tiến trình của công ty đối với các mục tiêu chính và ghi nhận cá nhân nhân viên về những thành tích cụ thể của họ đang giúp thúc đẩy sự thành công của tổ chức. Đây sẽ là một động lực to lớn để nhân viên của bạn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về OKRs (Mục tiêu và các Kết quả chính) để giúp thiết lập mục tiêu cho toàn bộ tổ chức. Đây là một khung tư duy đơn giản để tạo sự liên kết và tham gia của toàn bộ tổ chức xung quanh các mục tiêu có thể đo lường được.

Với OKRs tất cả mục tiêu trong tổ chức sẽ được minh bạch và ai cũng sẽ hiểu được vai trò, ý nghĩa công việc của mình ảnh hưởng như thế nào đối với sự thành công của tổ chức

6. Tạo cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp

Việc đưa ra những kỳ vọng và lộ trình thăng tiến trong công việc chứng minh cho những nhân viên tiềm năng thấy rằng nhà quản lý không chỉ muốn đầu tư vào sự phát triển chuyên môn của họ mà còn thấy họ phát triển thành những nhà lãnh đạo tương lai cho doanh nghiệp.

Điều này sẽ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự nỗ lực của nhân viên. Khi họ biết rằng tổ chức luôn kỳ vọng và sẵn sàng trao cho họ cơ hội, những người nhân viên sẽ cảm thấy tin tưởng vào tổ chức và được thúc đẩy để học hỏi các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thăng tiến trong sự nghiệp.

Theo một thống kê của Harvard Business Review: 66% nhân viên Thế hệ Z coi cơ hội được trả lương và thăng tiến trong sự nghiệp là những yếu tố “rất quan trọng” sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của họ đối với tổ chức.

Kết luận.

Giúp nhân viên phát triển mạnh mẽ đòi hỏi sự hỗ trợ rất lớn của tổ chức và đặc biệt là từ những người quản lý. Quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên có thể tạo ra những lợi ích đáng kể và lâu dài cho nhân viên cũng như tổ chức của bạn.

Bạn có thể sử dụng các cuộc khảo sát từ phần mềm VnSurvey của chúng tôi để giúp tìm hiểu các vấn đề của nhân viên và từ đó đưa ra các giải pháp để hỗ trợ nhân viên phát triển mạnh mẽ.

Tìm hiểu và đăng ký sử dụng Phần mềm VnSurvey tại địa chỉ: https://vnsurvey.vn/

Bài viết tham khảo từ: roberthalf.com

Tags:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *