Nhân viên của bạn có đang bị “Kiệt sức công việc”

Tác giả: Bùi Minh Thuỷ | Ngày cập nhật: 04/05/2022
Banner 1
Banner 2

Bạn có đang nhận thấy rằng nhân viên của mình làm việc một cách uể oải, không tập trung, hiệu suất làm việc thấp? Nếu điều đó đúng, có thể nhân viên của bạn đang gặp vấn đề “Kiệt sức công việc (Job Burnout)” cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Kiệt sức công việc – Job Burnout là gì?

Kiệt sức trong công việc là một dạng căng thẳng liên quan đến công việc, trong đó một người cảm thấy kiệt sức về thể chất hoặc tinh thần dẫn đến việc giảm năng suất, mất bản sắc cá nhân và không còn khả năng hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO: “Kiệt sức công việc là một hội chứng được định nghĩa là kết quả của căng thẳng mãn tính tại nơi làm việc mà không được quản lý thành công.”

Đây là một chẩn đoán y tế và là một hội chứng do căng thẳng mãn tính liên quan đến công việc thậm chí gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mỗi cá nhân trong công việc cũng như trong đời sống.

“Kiệt sức công việc” lần đầu tiên được xác định bởi Herbert Freudenberger, một nhà tâm lý học làm việc tại một phòng khám lạm dụng chất kích thích ở thành phố New York những năm 1970. 

Định nghĩa mà ông sử dụng trong cuốn sách Burn out: Cái giá phải trả của thành tích cao là: “trạng thái mệt mỏi hoặc thất vọng do sự cống hiến cho một nguyên nhân, cách sống hoặc mối quan hệ không mang lại giá trị như mong đợi”.

Dưới đây là một số khảo sát liên quan đến Kiệt sức công việc:

  • Theo một cuộc khảo sát của FlexJobs & Mental Health America với hơn 1.500 người lao động. 75% trong số đó đã cảm thấy kiệt sức trong công việc và 40% đã cảm thấy như vậy trong thời gian diễn ra đại dịch Covid nói riêng.
  • Cũng trong khảo sát của FlexJobs & Mental Health America, chỉ khoảng 51% nhân viên nói rằng họ có sự hỗ trợ tinh thần cần thiết tại nơi làm việc để giúp họ kiểm soát căng thẳng của mình. Chỉ 20% trong số họ có thể có “cuộc trò chuyện cởi mở, hiệu quả với bộ phận nhân sự” để tìm cách giải tỏa tình trạng kiệt sức trong công việc.
  • Một khảo sát khác của Deloitte cho biết 83% các chuyên gia toàn thời gian của Hoa Kỳ nói rằng tình trạng kiệt sức trong công việc ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ cá nhân của họ. Và gần 70% các chuyên gia nói rằng người chủ của họ không làm đủ để ngăn chặn hoặc giảm bớt tình trạng kiệt sức công việc.

Qua các khảo sát trên thế giới chúng ta có thể nhận thấy kiệt sức công việc là một mối đe dọa ngày càng tăng đối với năng suất và sự gắn bó của lực lượng lao động ngày nay.

Theo WHO, tình trạng kiệt sức trong công việc có ba khía cạnh:

  • Cảm giác cạn kiệt năng lượng, không có động lực, chán nản, mệt mỏi với công việc.
  • Cảm giác tiêu cực, hoài nghi với công việc.
  • Hiệu quả công việc thấp.

Nguyên nhân dẫn đến Kiệt sức công việc và cách khắc phục

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kiệt sức công việc? Như chúng ta đã nhận thấy ở trên, Kiệt sức công việc là kết quả của sự căng thẳng thường xuyên tại nơi làm việc mà không được xử lý sớm. Vì vậy, bất cứ điều gì khiến bạn căng thẳng trong công việc trong một thời gian dài đều có thể dẫn đến kiệt sức.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng kiệt sức công việc và cách khắc phục:

Thiếu sự công nhận

Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu những nỗ lực làm việc của bạn không được người khác công nhận. Đây là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng Kiệt sức công việc. Theo Khảo sát Dice’s Salary Survey , 36% chuyên gia công nghệ báo cáo rằng việc không được công nhận khiến họ mất đi động lực làm việc và dẫn đến tình trạng kiệt sức.

Vì thiếu sự công nhận có thể dẫn đến kiệt sức, các tổ chức nên thực hiện các hình thức công nhận để thể hiện sự đánh giá cao đối với sự chăm chỉ và nỗ lực của nhân viên . Đó có thể là bất cứ điều gì từ chương trình đánh giá cao nhân viên hoặc đơn giản là thêm 10 phút vào mỗi cuộc họp nhóm để khen ngợi mọi người về thành tích của họ.

Hãy cố gắng cải thiện giao tiếp trong tổ chức, thường xuyên ghi nhận nỗ lực của nhân viên cho dù chỉ là những thành tích nhỏ. Điều này sẽ giúp nhân viên của bạn có thêm động lực và tránh được những vấn đề Kiệt sức công việc gây ra.

Tuy nhiên văn hóa phản hồi và công nhận đôi khi khó được thực hiện tại các doanh nghiệp bởi vì thói quen ngại giao tiếp. Người quản lý và nhân viên luôn có khoảng cách và thường không có sự thẳng thắn hoàn toàn với nhau. Việc ghi nhận thành tích của người khác một cách công khai cũng rất khó để thực hiện.

Để thực hiện tốt việc công nhận trước tiên doanh nghiệp cần có quá trình làm quen. Và cần có một công cụ chuyên biệt – giống như phần mềm GoalF để tạo thói quen phản hồi và công nhận trong tổ chức.

Phần mềm GoalF thiết lập một môi trường để mọi người có thể dễ dàng trao đổi, phản hồi và ghi nhận lẫn nhau một cách công khai. Dần dần thói quen ngại giao tiếp sẽ được xóa bỏ và thay vào đó là một văn hóa trao đổi mạnh mẽ rộng khắp tổ chức.

Phần mềm GoalF

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin và đăng ký dùng thử miễn phí 5 tuần phần mềm GoalF tại đường link: https://goalf.vn/

Thiếu tự chủ và cơ hội phát triển nghề nghiệp

Các bác sĩ tại Đại học Alabama ở Birmingham (UAB) có tỷ lệ kiệt sức công việc chỉ 13%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình trên thế giới. Điều gì đã tạo nên sự khác biệt? UAB cung cấp cho các bác sĩ của mình quyền tự chủ để lựa chọn những gì phù hợp với mục đích của tổ chức và thậm chí cung cấp các chương trình huấn luyện, phát triển mục tiêu công việc.

Khi được trao quyền tự chủ và được phát triển nghề nghiệp, nhân viên của bạn sẽ hình thành nên sự cam kết và sự chủ động trong công việc. Họ nhận thấy rằng tổ chức đang quan tâm và coi trọng khả năng của họ và khi được tự chủ với công việc của mình, họ sẽ sự quyết tâm cao để thực hiện

Đối xử bất công

Đối xử không công bằng tại nơi làm việc” là một trong năm nguyên nhân khiến kiệt sức công việc được tìm thấy trong nghiên cứu của Gallup . Khi một nhân viên luôn cảm thấy rằng họ thường bị đối xử không công bằng trong công việc, điều đó tăng gấp đôi khả năng họ cảm thấy kiệt sức.

Đối xử không công bằng có thể bao gồm tất cả mọi thứ, từ thiên vị trong quyết định, coi thường đồng nghiệp, chính sách lương thưởng không thỏa đáng, hay các chính sách của công ty. Khi nhân viên không tin tưởng người quản lý, đồng đội hoặc ban lãnh đạo của họ, điều đó sẽ phá vỡ mối liên kết tâm lý khiến công việc trở nên không có ý nghĩa.

Để giải quyết vấn đề này, tổ chức cần có những chính sách công bằng và được thực hiện một cách nhất quán, đảm bảo tất cả mọi thành viên đều được đối xử một cách công bằng. Việc phản hồi và khen thưởng cũng cần được công khai lý do.

Ngoài ra việc minh bạch mục tiêu trong tổ chức là điều rất quan trọng. Khi tất cả thành viên đều nhìn thấy mục tiêu chung của tổ chức, mục tiêu của những người khác, họ sẽ có xu hướng liên kết công việc với nhau tốt hơn và tránh được những sự cãi vã hay xung đột quyền lợi.

Một biểu hiện phổ biến của sự Bất Công chính là thói quen sử dụng các đánh giá truyền thống. Đánh giá truyền thống là những đánh giá 1 năm 1 lần (hoặc 6 tháng 1 lần). Theo một báo cáo của TowerWatson, 75% nhân viên tin rằng các đánh giá hàng năm là không công bằng.

Đánh giá truyền thống phụ thuộc rất nhiều vào sự chủ quan của người quản lý, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố Sự kiện Gần nhất (đánh giá một người bởi các hiệu suất gần nhất); Định kiến về một người (nhà quản lý có xu hướng đánh giá thấp một người nếu trước đó 2 người đã có những quan hệ tiêu cực) …

Đánh giá truyền thống được ứng dụng từ nhưng năm 1950, điều đó phù hợp với thời đại công nghiệp hóa, khi mà đầu ra sản phẩm của công nhân mỗi ngày quyết định hiệu suất của anh ta. Tuy nhiên, ngày nay lực lượng lao động đã phát triển hơn nhiều so với quá khứ. Nhân viên cần được đánh giá chính xác hơn. 

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, thế giới đang chuyển từ phương pháp đánh giá truyền thống sang phương pháp Quản lý Hiệu suất liên tục

Hãy quan sát hình dưới đây:

Đánh giá liên tục được sử dụng trong phần mềm Quản lý hiệu suất liên tục GoalF

Khi nhân viên được người quản lý đánh giá liên tục hàng tuần, dữ liệu về sự đánh giá sẽ chính xác hơn. Điều đó loại bỏ sự bất công trong đánh giá hiệu suất.

Làm việc quá nhiều giờ

Làm việc quá sức có thể gây ra tình trạng kiệt sức trong công việc, cho dù đó là do kỳ vọng không thực tế của người quản lý hay từ cam kết của nhân viên đối với công việc của họ. 

Những người kiệt sức thường mắc sai lầm khi làm việc nhiều hơn với hy vọng họ có thể cải thiện kết quả mà không nhận ra rằng đảm nhận nhiều công việc sẽ không mang lại giá trị gì nếu như không có mục tiêu công việc rõ ràng. Thậm chí những nhân viên có hiệu suất cao có thể nhanh chóng chuyển từ lạc quan sang tuyệt vọng khi họ chìm trong khối lượng công việc khó quản lý.

Thay vì việc bắt nhân viên của bạn phải làm việc một cách “cống hiến” (làm thêm giờ, làm thêm nhiều việc…) hãy giúp họ được tập trung vào những mục tiêu rõ ràng để đạt được hiệu quả cao nhất – Ít hơn là tốt hơn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về OKRs (Mục tiêu và các Kết quả chính), đây là một phương pháp Quản trị mục tiêu đang rất được ưa chuộng trên thế giới. OKRs là một công cụ đơn giản để tạo sự liên kết và tham gia của toàn bộ tổ chức xung quanh các mục tiêu có thể đo lường được.

ĐĂNG KÝ DEMO GOALF

Ngoài ra tổ chức cũng nên đưa ra những chương trình khuyến khích nhân viên nghỉ ngơi để giúp họ tái cấu trúc năng lượng làm việc. Có thể là tạo điều kiện để giúp nhân viên hoàn toàn được nghỉ ngơi hay đưa ra những phần thưởng trải nghiệm, du lịch dành cho nhân viên thay vì thưởng tiền. Điều này sẽ giúp cho nhân viên có tinh thần làm việc tốt hơn và tránh được những vấn đề Kiệt sức.

Giao tiếp nơi làm việc kém

Theo Nghiên cứu về Giao tiếp và Gắn kết Nhân viên năm 2019 của Dynamic Signal , 80% nhân viên Mỹ cảm thấy căng thẳng vì giao tiếp kém tại nơi làm việc. 63% trong số họ đã bị quá căng thẳng bởi điều đó thậm chí họ đã muốn từ bỏ công việc của họ!

Rõ ràng là việc giao tiếp nội bộ kém đang khiến người lao động căng thẳng và sẵn sàng tìm kiếm công việc khác. Những nhân viên không biết những gì được mong đợi ở họ có thể trở nên lo lắng vì họ không bao giờ có thể chắc chắn rằng họ có đang làm đúng công việc của mình hay không.

Các công ty, các nhà quản lý cần phải cải thiện vấn đề giao tiếp với nhân viên nếu họ muốn có sự liên kết nội bộ để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh, văn hóa giữ chân nhân tài và sự nhanh nhẹn để ứng phó với những sự biến đổi nhanh chóng của thị trường ngày nay.

Thường xuyên tổ chức những cuộc trò chuyện 1:1 (Check-in) là một phương pháp hiệu quả để tăng cường giao tiếp giữa Nhà quản lý và nhân viên. Các buổi Check-in sẽ giúp người quản lý và nhân viên hiểu nhau hơn, ngoài ra đây cũng là cơ hội để người nhân viên nhận được những sự hỗ trợ từ người quản lý để vượt qua những trở ngại trong công việc

Tìm hiểu về kỹ thuật Check-in tại đây

Vai trò của những người quản lý

Để hạn chế tình trạng Kiệt sức công việc, các nhà quản lý có trách nhiệm tạo ra những trải nghiệm tích cực cho nhân viên, thúc đẩy động lực làm việc và học cách để giúp giảm bớt căng thẳng trong công việc cho nhân viên.

Họ có nhiệm vụ đặt ra những kỳ vọng rõ ràng, xóa bỏ rào cản giao tiếp bằng cách thường xuyên phản hồi và công nhận, tạo điều kiện hợp tác và đảm bảo rằng nhân viên cảm thấy được hỗ trợ đầy đủ để làm việc tốt nhất của họ. Khi làm như vậy, người quản lý có thể đảo ngược tình trạng kiệt sức và ngăn chặn tình trạng kiệt sức thêm trước khi nó bắt đầu.

Tuy nhiên không dễ gì để các tổ chức hay các nhà quản lý ngay lập tức có thể thay đổi thói quen làm việc. Để có thể giúp nhân viên giảm bớt sự căng thẳng trong công việc người quản lý cần thực sự nỗ lực rèn luyện kỹ năng quản lý và dành nhiều thời gian để tập trung cho sự thay đổi.

Tham gia các khóa huấn luyện chuyên sâu về kỹ năng quản lý từ các chuyên gia là cách nhanh nhất giúp bạn cải thiện kỹ năng quản lý của mình và biết cách tạo động lực và tăng hiệu quả làm việc của nhân viên để giúp họ tránh khỏi sự Kiệt sức công việc.

Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học hiệu quả để nâng cao kỹ năng quản lý của mình hãy tham gia Khóa học Kỹ năng cho Nhà quản lý – Phương pháp “Quản lý hiệu suất liên tục” của HLV Mai Xuân Đạt tại VNOKRs. 

Khóa học sẽ giúp bạn nắm rõ các kỹ thuật để thúc đẩy động lực, cải thiện hiệu suất và tạo ra văn hóa giao tiếp mạnh mẽ để hạn chế những nguyên nhân gây Kiệt sức công việc.

Tìm hiểu thông tin và đăng ký khóa học tại đường link: https://okrs.vn/khoa-hoc-cpm

Kết luận

Kiệt sức là một vấn đề ngày càng nghiêm trọng mà các nhà lãnh đạo cần phải xem xét một cách nghiêm túc. Việc ngăn ngừa nó đòi hỏi sự liên kết của người quản lý và tổ chức để tạo ra một môi trường làm việc tích cực, bởi vì nhân viên ít có khả năng bị kiệt sức khi nhu cầu về nơi làm việc toàn diện của họ được đáp ứng.

Nhân viên nên cảm thấy được hỗ trợ và công nhận cho công việc của họ và được kết nối với nhóm và người quản lý của họ.

Cũng quan trọng không kém, nhân viên cần có những mục tiêu rõ ràng, có ý nghĩa mà họ có thể đạt được và họ phải có một môi trường làm việc tích cực, thoải mái. Khi mọi người được bao quanh bởi một người quản lý hỗ trợ, nhóm và môi trường đáp ứng nhu cầu của họ, sự tham gia của họ sẽ tăng vọt, và họ sẽ phát triển một cách tự nhiên và hoạt động tốt trong thời gian dài.

Bài viết tham khảo từ Fingerprint for Success

Tags:
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *