9 ý nghĩa của đánh giá thực hiện công việc với doanh nghiệp

Tác giả: Admin | Ngày cập nhật: 15/09/2021
Banner 1
Banner 2

Hiểu về ý nghĩa của đánh giá thực hiện công việc sẽ giúp nhà quản lý có thể triển khai công tác đánh giá một cách đúng hướng, chuẩn xác và hiệu quả ngay từ đầu. Bạn hãy cùng GoalF tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau.

4 ý nghĩa của đánh giá thực hiện công việc đối với nhà quản lý

Đánh giá thực hiện công việc là hoạt động được tiến hành thường xuyên, định kỳ ở các công ty, tổ chức. Ở góc độ nhà quản lý, đánh giá công việc của nhân viên có thể đem lại nhiều giá trị, ý nghĩa cho công tác quản lý.

Đánh giá thực tế quá trình làm việc của nhân viên

Xác định thực tế công việc – Đánh giá thực hiện công việc có thể giúp nhà quản lý nắm bắt, đánh giá được thực tế quá trình làm việc của nhân viên. Có được điều đó là nhờ kết quả đánh giá sẽ phản ánh tương đối chuẩn xác thực tế thực hiện công việc của nhân viên. Nhân viên đang thực hiện công việc đạt hiệu suất tốt, hướng đến mục tiêu công ty kỳ vọng hay đang làm việc thiếu hiệu quả đều sẽ được phản ánh qua đánh giá thực hiện công việc.

Sẽ thật khó để một nhân viên làm việc cầm chừng, đối phó nhưng kết quả đánh giá công việc lại ở hạng A+ được. Ngược lại, những nhân viên luôn nỗ lực và đạt được kết quả công việc tốt cũng sẽ được ghi nhận kết quả thông qua quá trình đánh giá.

Xem xét quá trình làm việc – Việc đánh giá công việc của nhân viên ngoài ra còn giúp nhà quản lý nhìn nhận được cả quá trình làm việc của nhân viên. Ở góc độ này, việc đánh giá công việc không chỉ xem xét ở kết quả công việc mà còn ở quá trình làm việc.

Ví dụ:

Một nhân viên kinh doanh có kết quả công việc tốt, ký được nhiều hợp đồng giá trị nhưng quá trình làm việc đã vi phạm những giá trị, chuẩn mực công ty đề ra cũng rất khó được đánh giá tốt. Chẳng hạn như nhân viên tận dụng dữ liệu khách hàng của công ty để trục lợi cho hoạt động kinh doanh riêng hay thậm chí là cấu kết với công ty đối thủ để thông thầu… Như vậy, những kết quả kinh doanh đạt được trong hiện tại của nhân viên có thể là tốt trong nhất thời nhưng quá trình làm việc vi phạm nhiều chuẩn mực như vậy sẽ tiềm ẩn gây hại cho công ty bạn nhiều hơn trong dài hạn.

Đánh giá thực tế quá trình làm việc của nhân viên

Thực tế quá trình làm việc của nhân viên sẽ được phản ánh qua kết quả đánh giá

Kiểm soát được tiến độ hoàn thành công việc

Có khi nào bạn cảm thấy rất rối trước các báo cáo công việc tuần của nhân viên hay không?

Báo cáo tuần, thậm chí báo cáo ngày của nhân viên rất tốt, đầy đủ nỗ lực nhưng công việc đến hạn không được hoàn thành như kỳ vọng.

Ý nghĩa của đánh giá thực hiện công việc là có thể giúp nhà quản lý kiểm soát được tiến độ hoàn thành công việc của nhân viên. Thay vì bị động chờ nhân viên báo cáo tiến độ công việc thì nhà quản lý có thể đánh giá thường xuyên để kiểm soát tiến độ công việc.

Khi bạn giao việc cho nhân viên, bạn cần có sự kiểm soát về tiến độ thực hiện và hoàn thành công việc. Muốn đạt được hiệu quả kiểm soát đó, nhà quản lý cần thực hiện đánh giá công việc của nhân viên theo chu kỳ hợp lý.

Ví dụ:

Với nhân viên kinh doanh B2B thì chu kỳ đánh giá công việc có thể theo tháng hoặc quý. Bởi vì, đặc thù của kinh doanh B2B cần có thời gian khá dài để nhân viên chốt được một hợp đồng. Thậm chí, với sản phẩm là hệ thống phần mềm nhân sự chẳng hạn, một nhân viên kinh doanh một năm có khi chỉ chốt được từ 5 – 10 hợp đồng đã được đánh giá ở mức tốt, hoàn thành công việc.

Còn với nhân viên kinh doanh B2C, do đặc thù kinh doanh với tần suất chốt hợp đồng lớn nên chu kỳ đánh giá công việc có thể theo tuần, tháng. Hàng tuần bạn có thể đánh giá công việc của nhân viên kinh doanh để kiểm soát tiến độ hoàn thành công việc của nhân viên.

Ý nghĩa của đánh giá thực hiện công việc là kiểm soát được tiến độ

Kiểm soát tiến độ hoàn thành công việc sẽ giúp công ty bạn có căn cứ tối ưu hóa chi phí, tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực

Giúp lập kế hoạch phát triển, kế hoạch kinh doanh cũng như phát triển nhân sự

Lập kế hoạch phát triển – Đánh giá thực hiện công việc nhân viên có thể giúp nhà quản lý có căn cứ chuẩn xác, khách quan để thiết lập kế hoạch phát triển cho công ty trong cả ngắn, trung và dài hạn.

Ví dụ:

Nhân sự công ty đang thiếu, yếu, chưa đủ đảm nhận công việc thì công ty có thể chấp nhận giảm doanh thu trong một thời gian ngắn để tập trung cải thiện nguồn nhân lực công ty. Việc mở rộng quy mô, mở thêm các chi nhánh quá nhanh, quá nóng khi nhân lực không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến những thiệt hại và ảnh hưởng hình ảnh công ty trong dài hạn.

Lập kế hoạch kinh doanh – Kết quả đánh giá công việc cũng giúp nhà quản lý có thể lên kế hoạch kinh doanh chuẩn xác, phù hợp thực tế hơn. Kế hoạch kinh doanh được xây dựng dựa trên căn cứ đánh giá thực hiện công việc của nhân viên thường sát thực tế, chuẩn xác và phù hợp.

Ví dụ:

Nhân sự ở khu vực các tỉnh thành phía Bắc ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên vẫn duy trì được kết quả công việc tốt. Còn với nhân sự ở khu vực phía Nam do tình trạng dịch ngày càng căng thẳng nên khó khăn trong việc chốt hợp đồng với khách hàng. Trước thực tế đó, công ty có thể lên kế hoạch tập trung nguồn lực phát triển kinh doanh, triển khai dự án cho các tỉnh miền Bắc trong giai đoạn trước mắt.

Phát triển nhân sự – Thông qua đánh giá thực hiện công việc nhân viên, nhà quản lý có thể đảm bảo công tác phát triển nhân sự đang được thực hiện minh bạch, phù hợp, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp. Việc được trao đúng người và người được sắp xếp đúng vị trí công việc.

Ví dụ:

Thông qua đánh giá công việc, bạn nhận thấy có những nhân viên có chuyên môn xuất sắc, có ảnh hưởng và tác động tích cực đến những nhân viên khác. Vậy bạn có thể đề xuất thăng chức, sắp xếp vị trí quản lý cho nhân viên.

Lập kế hoạch phát triển nhân sự

Nhân sự là một trong những nguồn lực cốt lõi giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong dài hạn

Có thể căn cứ để điều chỉnh kế hoạch, mục tiêu nếu cần thiết

Đặt tình huống:

Công ty của bạn vừa trải qua một đợt biến động nhân sự lớn. Theo đó, 20% các quản lý cấp cao, cấp trung xin nghỉ việc. Lúc này, bạn tiến hành đánh giá công việc của nhân viên còn lại và nhận thấy việc thực hiện công việc đang không hiệu quả, gặp nhiều trục trặc do chất lượng nhân sự không đảm bảo ngay được vị trí thiếu hụt.

Từ kết quả đánh giá công việc đó, bạn có thể tiến hành điều chỉnh kế hoạch, mục tiêu công ty hướng tới cho giai đoạn trước mắt.

Qua ví dụ trên, bạn có thể nhận thấy: Ý nghĩa của đánh giá thực hiện công việc là giúp doanh nghiệp nhận diện được những nguy cơ tiềm ẩn trước mắt và có được bước chuyển, thích nghi nhanh chóng, phù hợp hơn với thực tế.

Thực tế quản trị doanh nghiệp có thể phát sinh rất nhiều tình huống khác nhau. Do đó, việc đánh giá thực hiện công việc của nhân viên là quy trình không thể thiếu nhằm giúp doanh nghiệp có thể nhận diện tình hình và điều chỉnh kế hoạch, mục tiêu nếu cần thiết.

Thay đổi kế hoạch mục tiêu kịp thời

Thay đổi kế hoạch, mục tiêu kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được những thử thách, nguy cơ tiềm ẩn

5 ý nghĩa của đánh giá thực hiện công việc đối với nhân viên

Nhiều nhân viên đối diện với các kỳ đánh giá thực hiện công việc với tâm trạng rất nặng nề, lo lắng. Thực tế, đánh giá công việc hoàn toàn có thể đem lại nhiều lợi ích cho chính nhân viên.

Đảm bảo lợi ích cho người lao động

Đánh giá công việc phù hợp, chuẩn xác sẽ giúp công ty kịp thời ghi nhận, đánh giá chuẩn xác về những nỗ lực, kết quả công việc nhân viên đạt được. Qua đó, người lao động sẽ đảm bảo được lợi ích chính đáng, tương xứng với kết quả công việc.

Ví dụ:

Nhân viên tuyển dụng trong quý II và quý III-2021 đã đảm bảo tuyển dụng đúng, đủ, kịp thời các vị trí nhân sự theo yêu cầu của các bộ phận, phòng ban yêu cầu. Dù dịch bệnh bùng phát nhưng nhân viên đã nghĩ được nhiều cách khắc phục như đăng tuyển, trao đổi, phỏng vấn, thỏa thuận hợp đồng online với ứng viên. Đặc biệt, nhân viên đã sáng tạo nội dung có tính lan tỏa giúp hình ảnh, thương hiệu tuyển dụng của nhân viên được cải thiện tích cực. Vậy với kết quả công việc tốt, nhân viên xứng đáng được xét tăng lương thưởng, phúc lợi, ghi nhận kết quả công việc trong đợt đánh giá hiệu suất vào tháng 9/2021.

Thực tế, các đợt đánh giá công việc với nhiều nhân viên có thể rất áp lực. Nhưng ngược lại, với một số nhân viên khác thì đây lại là cơ hội để những nỗ lực, đóng góp trong công việc của họ được ghi nhận, họ được đảm bảo lợi ích xứng đáng với thành tích vượt trội của mình.

Đảm bảo lợi ích cho người lao động

Các kỳ đánh giá công việc theo cách truyền thống thường gắn với việc điều chỉnh lương thưởng, phúc lợi cho nhân viên

Biết được điểm mạnh, điểm yếu để thực hiện công việc tốt hơn

Thông qua đánh giá công việc, nhân viên sẽ nhìn nhận được điểm mạnh, điểm yếu của mình. Kết quả đánh giá, những phản hồi đa chiều từ đồng nghiệp, quản lý trực tiếp. khách hàng, đối tác… sẽ giúp nhân viên hiểu hơn họ mạnh ở điều gì và cần cải thiện thêm ở điều gì. Và qua đó, nhân viên có thể tìm được những phương án, giải pháp để thực hiện công việc tốt hơn.

Ví dụ:

Lập trình viên A có kết quả công việc, chuyên môn tốt. Nếu các lập trình viên khác cần 16 tiếng để thiết lập một màn hình phân hệ tính năng thì A chỉ cần trung bình khoảng 14 tiếng. Tuy nhiên, A là người trầm mặc, ít nói, ít giao tiếp với người khác nên không tạo được thiện cảm với khách hàng khi khách hàng yêu cầu hỗ trợ online.

Ở góc độ nhà quản lý, bạn có thể trao đổi sau đánh kỳ đánh giá công việc với A để A hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình. Từ đó, bạn có thể đề nghị A cải thiện, điều chỉnh việc giao tiếp với khách hàng thân thiện hơn.

Biết được điểm mạnh điểm yếu của nhân viên

Mọi nhân viên đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng và họ có thể hiểu rõ hơn các yếu tố này thông qua đánh giá công việc

Nhân viên biết được mình đã làm được những gì trong công việc

Việc đánh giá công việc còn giúp nhân viên biết rõ hơn họ đã làm được những gì, đã có đóng góp gì cho công việc, mục tiêu chung của công ty.

Nhân viên thực hiện công việc hàng ngày và có thể họ chỉ nhìn nhận được “mảng màu” họ “vẽ” hàng ngày. Thông qua đánh giá công việc, nhân viên có thể nhìn nhận được một bức tranh tổng thể, lớn hơn. Nhân viên thông qua đánh giá sẽ hiểu rõ công việc họ đang thực hiện đóng góp như thế nào, đóng góp bằng cách nào vào mục tiêu chung. Và từ đó, nhân viên sẽ có thêm động lực để đạt được hiệu suất, hiệu quả công việc cao hơn, vượt trội hơn.

Ví dụ:

Nhân viên tuyển dụng chỉ nhìn thấy việc họ cần nỗ lực tuyển dụng đủ số lượng, đúng thời gian các vị trí nhân sự các phòng ban công ty đề xuất tuyển. Thông qua đánh giá công việc, nhân viên sẽ còn nhìn nhận được việc họ tuyển dụng nhân sự tốt đã giúp công ty rút ngắn được 10% thời gian ra mắt phiên bản sản phẩm mới.

Nhân viên biết được mình đã làm gì trong công việc

Ý nghĩa của đánh giá thực hiện công việc là giúp nhân viên nhìn nhận được bức tranh toàn cảnh về những đóng góp trong công việc của họ

Giải pháp cho những công việc chưa thực hiện tốt

Mục đích cuối cùng của đánh giá thực hiện công việc chắc chắn không phải chỉ nhằm đánh giá. Mục đích đánh giá cũng không phải nhằm để có căn cứ xét tăng lương, thưởng, phúc lợi cho nhân viên. Mục đích cốt lõi của đánh giá thực hiện công việc cần hướng tới với doanh nghiệp là nhằm tối ưu hóa nguồn lực tổ chức.

Điều đó có nghĩa là nhân viên thông qua đánh giá sẽ nhận diện được những công việc họ đang thực hiện chưa tốt và quan trọng hơn là họ biết cần phải làm gì, thực hiện giải pháp nào để cải thiện công việc hiện tại.

Ví dụ:

Nhà quản lý có thể tiến hành đánh giá thực hiện công việc với nhân viên sáng tạo nội dung. Khi có kết quả đánh giá, nhà quản lý và nhân viên có thể tiến hành đối thoại, trao đổi thẳng thắn về kết quả đánh giá. Tại buổi trao đổi này, nhà quản lý cũng có thể đưa ra những lời khuyên để giúp nhân viên có thể thực hiện tốt hơn công việc, khắc phục được những thiếu sót, điểm yếu hiện tại.

Đưa ra giải pháp cho những công việc chưa thực hiện tốt

Kết quả đánh giá thực hiện công việc có thể được sử dụng để giúp cả quản lý và nhân viên tìm được giải pháp xử lý công việc tốt hơn

Giúp nhân viên có thái độ tốt hơn

Một doanh nghiệp không tiến hành đánh giá thực hiện công việc sẽ dễ dẫn đến việc nhân viên có thái độ làm việc không đúng mực. Nhân viên có thể làm việc đối phó, cầm chừng, thậm chí trở thành những “zombie công sở” chỉ chờ hết tháng lĩnh lương.

Việc thực hiện đánh giá công việc là cách truyền thông tốt để lãnh đạo công ty gửi đi thông điệp về những chuẩn mực, kỳ vọng trong việc mà công ty mong muốn nhân viên đạt được. Nếu nhân viên không đạt được mục tiêu công việc thì tất yếu họ sẽ phải tiến hành đào tạo bổ sung, giảm lương thưởng, thuyên chuyển vị trí công việc, thậm chí bị sa thải…

Kết quả đánh giá thực hiện công việc là căn cứ giúp nhân viên hiểu rõ họ đang thực hiện công việc đạt kỳ vọng hay chưa đạt kỳ vọng của công ty. Từ đó, họ sẽ điều chỉnh thái độ với công việc phù hợp, tốt hơn.

Thái độ tích cực trong công việc sẽ góp phần giúp nhân viên của bạn gia tăng các hành vi tích cực, gia tăng hiệu quả, hiệu suất, khả năng phối hợp trong công việc

Giúp nhân viên có thái độ tốt hơn

Đưa ra giải pháp cho những công việc chưa thực hiện tốt

Kết luận

Ý nghĩa của đánh giá thực hiện công việc là giúp nhà quản lý và nhân viên gia tăng được tương tác, phản hồi và hiểu về công việc đang thực hiện hơn. Từ đó, nhà quản lý sẽ kịp thời có những quyết định phù hợp, chính xác để ghi nhận nỗ lực công việc của nhân viên, để khuyến khích nhân viên cải thiện hiệu quả, hiệu suất công việc.

Nhân viên thông qua đánh giá thực hiện công việc cũng sẽ điều chỉnh được thái độ, hành vi trong công việc của mình để đạt được mục tiêu, kỳ vọng của công ty.

Có thể coi quy trình đánh giá thực hiện công việc cũng như một thước gióng giúp cả quản lý và nhân viên cùng cân chỉnh được những “xô lệch” trong công việc hiện tại (nếu có). Và từ đó, hiệu suất, hiệu quả công việc tổng thể của công ty và nhân viên sẽ được cải thiện tích cực.

Nếu bạn cần nhận thêm thông tin về đánh giá thực hiện công việc hay cần tư vấn phần mềm hỗ trợ đánh giá công việc GoalF, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia của GoalF ngay hôm nay. Đội ngũ GoalF luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

GoalF

Tags:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *