Cảm xúc là yếu tố khá mơ hồ nhưng có những tác động rất cụ thể đến hiệu quả, hiệu suất công việc của nhân viên cũng như của lãnh đạo, quản lý. Cảm xúc có thể thúc đẩy hoặc ngược lại làm mất đi động lực làm việc. Kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo vì vậy rất quan trọng. Bạn hãy cùng GoalF tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau.
Tìm hiểu thêm:
- 3 nhóm kỹ năng của nhà quản lý & 6 cách cải thiện kỹ năng
- CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG GIAO TIẾP QUẢN LÝ CẦN CÓ
Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?
Kỹ năng quản lý cảm xúc hay còn gọi là trí tuệ cảm xúc (EQ – Emotional Quotient / Emotional Intelligence). Đây là khả năng nhận diện, kiểm soát và điều hướng cảm xúc theo hướng tích cực. Việc nhận diện, kiểm soát và điều hướng cảm xúc này không chỉ bao hàm cảm xúc cá nhân mà còn là cảm xúc của người khác.
Khái niệm EQ đã được nhà tâm lý học Edward Thorndike mô tả từ năm 1930 với khái niệm “trí thông minh xã hội” (Social Intelligence), khả năng hòa đồng với người khác. Còn theo Daniel Goleman, một nhà tâm lý học người Mỹ, người đã giúp phổ biến trí thông minh cảm xúc thì EQ có 5 yếu tố quan trọng gồm:
- Nhận thức về bản thân
- Tự điều chỉnh
- Động lực
- Sự đồng cảm
- Giao tiếp hiệu quả
Tại sao kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo lại quan trọng?
Kỹ năng quản lý cảm xúc tốt có thể đem lại cho người lãnh đạo, nhà quản lý nhiều lợi ích cho cả tổ chức, nhân viên và cho chính lãnh đạo, quản lý.
- Giao tiếp hiệu quả: Với EQ tốt, nhà quản lý có thể giao tiếp hiệu quả, đồng cảm với đồng nghiệp, nhân viên hơn. Có điều này là vì bản chất của giao tiếp là hướng đến việc thấu hiểu nhau giữa các bên. Không có sự thấu hiểu thì quá trình giao tiếp rất dễ rơi vào một chiều, không hiệu quả. Chỉ có quản lý cảm xúc tốt, nhà quản lý mới có thể thấu hiểu người đối thoại, giao tiếp với mình.
- Cải thiện khả năng thực hiện mục tiêu: Nhà quản lý sẽ hiểu bản thân và hiểu người khác để dẫn dắt đội nhóm đạt được mục tiêu và kết quả tốt hơn. Giao tiếp tốt với EQ cao sẽ giúp thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên của bạn.
- Giảm biến động nhân sự: EQ còn giúp tạo ra sự gắn bó, liên kết và giảm tỷ lệ nghỉ việc, biến động nhân sự.
Thực tế quản trị doanh nghiệp, một trong những lý do khiến nhân viên nghỉ việc nhiều nhất thường liên quan đến quản lý trực tiếp không thấu hiểu, tạo được động lực làm việc cho team. Nhân viên suy giảm sự tập trung, động lực và dần chán nản, áp lực, dẫn đến quyết định nghỉ việc.
- Giảm thiểu căng thẳng: Quản lý cảm xúc tốt giúp bạn giảm thiểu sự căng thẳng không cần thiết tại nơi làm việc. Sức khỏe tinh thần của đội ngũ nhiều khi còn quan trọng hơn cả sức khỏe thể chất. Khi tinh thần làm việc của nhân viên được thoải mái, cởi mở thì việc thực hiện công việc sẽ không còn là gánh nặng mỗi ngày.
- Mở rộng quan hệ: Quản lý cảm xúc có thể giúp bạn và đội nhóm mở rộng mạng lưới quan hệ của mình nhờ có khả năng giao tiếp tốt. Tất cả mọi người, dù ở vị trí công việc nào cũng mong muốn thường xuyên kết nối với những người thấu hiểu mình, lan tỏa tinh thần tích cực trong công việc, cuộc sống. Chính vì vậy, những người có EQ tốt thường cũng sẽ xây dựng, mở rộng được mạng lưới quan hệ rộng và bền vững hơn.
5 yếu tố của kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo
Về tổng quan, kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng kiểm soát và làm chủ cảm xúc của mỗi cá nhân. Với nhà quản lý, kỹ năng quản lý cảm xúc tốt sẽ giúp thúc đẩy hiệu quả công việc, tinh thần làm việc của team. Kỹ năng quản lý cảm xúc gồm các yếu tố dưới đây:
Yếu tố 1: Nhận thức về bản thân
Quản lý cảm xúc không có nghĩa là bạn phải loại bỏ hoàn toàn, khống chế hay kìm hãm những cảm xúc của mình. Quản lý ở đây có nghĩa là bạn nhận thức rõ về bản thân, về cảm xúc của mình. Hiểu về cảm xúc của bản thân để làm chủ cảm xúc đó.
Yếu tố 2: Tự điều chỉnh
Trên cơ sở nhận thức rõ về cảm xúc bản thân, bạn có thể điều chỉnh cảm xúc một cách phù hợp, hài hòa trong các hoàn cảnh khác nhau. Khả năng điều chỉnh phù hợp cảm xúc bản thân theo hướng tích cực sẽ giúp bạn đối diện và vượt qua được nhiều hoàn cảnh, tình huống công việc khó khăn.
Yếu tố 3: Động lực
Quản lý cảm xúc, điều chỉnh được cảm xúc theo hướng tích cực, phù hợp hoàn cảnh sẽ giúp bạn gia tăng được động lực trong công việc và cuộc sống. Những người quản lý cảm xúc tốt thường đồng thời cũng là những người duy trì được động lực làm việc, tư duy làm việc tích cực.
Yếu tố 4: Sự đồng cảm
Những người quản lý cảm xúc tốt thường có sự đồng cảm với mọi người xung quanh. Họ hiểu rõ cảm xúc bản thân, có khả năng điều chỉnh tích cực và cũng mong muốn mọi người có được trải nghiệm cảm xúc tích cực.
Yếu tố 5: Giao tiếp hiệu quả
Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường hiểu rõ cảm giác của người khác. Họ sẽ biết cách tác động lên cảm xúc của người khác để tạo được hiệu ứng, hiệu quả công việc tốt nhất.
*
Kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo không phải tự nhiên mà hình thành. Không có nhà lãnh đạo tự nhiên đã có được kỹ năng quản lý cảm xúc tốt. Mọi thành quả đều cần có sự tích lũy, rèn luyện trong nhiều năm liền.
Mặt khác, kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo thực ra không chỉ dành cho lãnh đạo. Mọi nhân viên đều nên có tư duy, khả năng quản lý cảm xúc như một lãnh đạo, người làm chủ công việc của mình.
Quản lý cảm xúc là một chủ đề thú vị, hữu ích với thực tế quản trị doanh nghiệp. Nếu bạn muốn nhận thêm thông tin, trao đổi về kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo hoặc bạn muốn được tư vấn về phần mềm quản lý hiệu suất liên tục, bạn có thể liên hệ với GoalF. Đội ngũ các chuyên gia của GoalF luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
GoalF
- Trụ sở chính: 25 Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0904232369
- Email: support@okrs.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/GoalF.vn