Đánh giá công việc của nhân viên ở mỗi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ có những yếu tố đánh giá riêng, cụ thể. Tuy nhiên về tổng thể, quá trình đánh giá công việc thường sẽ cần đảm bảo đo lường được các yếu tố chính. Để đánh giá công việc nhân viên chuẩn xác, khách quan, bạn nên thiết
lập bảng tiêu chí đánh giá dựa trên một số tiêu chí như sau.
Tìm hiểu thêm: Top 5 mẫu đánh giá công việc phổ biến nhất 2021
Chất lượng công việc
Theo nghiên cứu của Workforce, một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá công việc của nhân viên là chất lượng công việc của họ. Chất lượng công việc là một phạm trù chung bao gồm nhiều khía cạnh như hiệu suất công việc, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, khả năng hoàn thành công việc của nhân viên.
Khi đánh giá chất lượng công việc của nhân viên, nhà quản lý nên xem xét trên bình diện một bức tranh tổng thể, xuyên suốt và xem xét cả những chi tiết nhỏ. Chất lượng công việc cũng nên được đánh giá định lượng, rõ ràng cùng các ví dụ cụ thể trong thực tế.
Ví dụ nếu bạn đánh giá chất lượng công việc của nhân viên ở mức không đạt thì bạn có thể minh chứng bằng tỷ lệ hoàn thành công việc yếu kém, các dự án nhân viên đã không hoàn thành hay cách triển khai công việc phát sinh nhiều lỗi…
Mức độ hoàn thành mục tiêu
Mức độ hoàn thành mục tiêu là một trong những tiêu chí đánh giá công việc đảm bảo được sự chuẩn xác cao vì mức độ hoàn thành mục tiêu thường gắn với các yếu tố định lượng, đo lường được cụ thể, chính xác, rõ ràng.
Ví dụ nhân viên kinh doanh của bạn mỗi quý cần chốt được ít nhất 25 đơn hàng. Tuy nhiên đến chu kỳ đánh giá nhân viên theo quý, nhân viên chỉ đạt được 7 đơn hàng. Như vậy nhân viên đó đã không hoàn thành được mục tiêu công việc.
Tuy nhiên, khi đánh giá về mức độ hoàn thành mục tiêu của nhân viên, ngoài xem xét về mặt con số, bạn cũng nên cân nhắc thêm một số yếu tố ảnh hưởng ví dụ như:
- Sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng
- Khả năng đáp ứng của sản phẩm, dịch vụ ở mức thấp
- Ảnh hưởng của dịch bệnh…
Khi xem xét mức độ hoàn thành công việc của nhân viên đặt trong một bối cảnh cụ thể với các yếu tố tác động, bạn sẽ xác định được chuẩn xác hơn về công việc của nhân viên. Điều này cũng sẽ giúp đảm bảo được sự công bằng với nhân viên trong đánh giá công việc.
Năng suất làm việc
Theo Workable, năng suất làm việc là một trong những tiêu chí đánh giá công việc quan trọng. Bởi lẽ, năng suất làm việc sẽ phản ánh khối lượng, sản lượng công việc mà nhân viên đạt được, hoàn thành trong một khoảng thời gian, chi phí, nguồn lực nhất định.
Doanh nghiệp của bạn sẽ chỉ có thể gia tăng hiệu suất tổng thể, đạt được trạng thái vận hành linh hoạt khi từng phòng ban, bộ phận, từng nhóm và cho đến từng nhân viên đạt được năng suất làm việc tốt. Ví dụ nhân viên của bạn mất gấp đôi thời gian so với đối thủ trong việc xử lý, tiếp nhận yêu cầu của khách hàng thì nhiều khả năng công ty bạn sẽ mất nhiều cơ hội kinh doanh vào tay đối thủ.
Bạn nên xem xét mức độ năng suất làm việc trung bình đối với các vị trí công việc trong ngành để xác định năng suất làm việc của nhân viên công ty đang ở mức nào. Từ đó bạn sẽ có thể đánh giá chính xác được công việc nhân viên đang thực hiện.
Sáng kiến và chủ động
Các chuyên gia kinh doanh tại Optimus Performance xác định sáng kiến và sự chủ động trong công việc là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu suất nhân viên hàng đầu. Những nhân viên làm việc hiệu quả có thể tự tối ưu hóa công việc mình đảm nhận với các sáng kiến và sự chủ động mà không cần quản lý hay đồng nghiệp giám sát, thúc đẩy hay chỉ dẫn quá nhiều.
Để nhân viên gia tăng được sáng kiến và sự chủ động trong công việc bạn có thể thực hiện quản lý vĩ mô thay vì vi mô, tiểu tiết. Bạn hãy dành không gian và sự khuyến khích để nhân viên có thể phát triển chủ động công việc với những sáng kiến tối ưu hóa công việc.
Khả năng teamwork
Mỗi nhân viên là một mảnh ghép riêng biệt với những kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn khác nhau. Khi những mảnh ghép đó phối hợp được với nhau sẽ giúp công ty của bạn tạo nên một bức tranh chung rộng lớn, toàn diện hơn. Vì vậy, khả năng làm việc nhóm nên được thiết lập là một trong những tiêu chí đánh giá công việc của nhân viên.
Để đánh giá khả năng làm việc nhóm của nhân viên, bạn có thể xem xét một số khía cạnh như:
- Nhân viên có góp phần giúp team đạt được mục tiêu chung hay không?
- Họ có khuyến khích hay truyền cảm hứng làm việc cho những thành viên khác trong team hay không?
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Nhân viên dù ở vị trí quản lý cấp trung hay nhân viên thông thường thì cũng cần có kỹ năng giải quyết vấn đề. Thực tế, các doanh nghiệp luôn kỳ vọng nhân viên của mình là những người giải quyết được vấn đề thay vì chỉ làm theo chỉ thị, chỉ đạo từ cấp trên.
Nhà quản lý có thể thiết lập kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những tiêu chí đánh giá công việc của nhân viên. Tuy nhiên, nhân viên cần được đảm bảo đào tạo, hướng dẫn và làm việc có quy trình cụ thể từ công ty để giải quyết vấn đề. Bạn không thể kỳ vọng nhân viên tự giải quyết vấn đề trước một mớ rối bòng bong.
Ví dụ như nhân viên chăm sóc khách hàng cần chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh do khách hàng phản ánh. Tuy nhiên, họ cần được đào tạo, được thông tin về quy trình xử lý sẽ như thế nào, liên hệ, phối hợp giải quyết với bộ phận nào…
Kỹ năng giao tiếp
Công việc có thể được giải quyết, phối hợp thông suốt nếu nhân viên có kỹ năng giao tiếp phù hợp. Kỹ năng giao tiếp của nhân viên thường được thể hiện qua khả năng giao tiếp với người quản lý, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác và những người xung quanh. Kỹ năng giao tiếp còn thể hiện ở khả năng lắng nghe và phản hồi phù hợp, đúng lúc.
Ở góc độ quản lý, bạn có thể xem xét kỹ năng giao tiếp của nhân viên thông tin cả hình thức văn bản lẫn giao tiếp thông thường, tùy vào vị trí công việc.
Lưu ý khi đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên
Nhằm đảm bảo tính khách quan và chính xác khi đánh giá công việc của nhân viên, bạn nên lưu ý một số điểm sau khi tiến hành đánh giá.
- Ghi nhận phản hồi từ khách hàng và đồng nghiệp
Tiêu chí đánh giá công việc nhân viên cũng nên bao gồm phản hồi từ thành viên khác trong công ty. Bạn có thể xử lý phương pháp đánh giá 360 độ để đánh giá chuẩn xác hơn về công việc nhân viên thực hiện.
Nếu nhân viên có vai trò quản lý, bạn hãy hỏi cấp dưới của họ về mức độ hiệu quả của nhân viên với tư cách là một nhà quản lý cấp trung. Nếu nhân viên có vị trí giao tiếp, kết nối với khách hàng, bạn có thể liên hệ hoặc tiến hành khảo sát để thu nhận ý kiến khách hàng về nhân viên.
Ở vị trí quản lý, bạn sẽ khó có được bức tranh đầy đủ về hiệu suất, chất lượng công việc của nhân viên nếu không xem xét cách những thành viên khác cả bên trong và bên ngoài công ty đánh giá về nhân viên của mình.
- Để nhân viên tự đánh giá kết quả công việc
Lắng nghe ý kiến đánh giá từ chính nhân viên cũng sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về công việc nhân viên đang thực hiện. Nhân viên có thể chia sẻ những góc nhìn riêng về công việc của họ từ góc nhìn người trong cuộc. Đây cũng là cách tốt để bạn có thể hiểu hơn về cách nhân viên đang suy nghĩ về điểm mạnh, điểm yếu của họ như thế nào.
Về cách thức thực hiện, bạn có thể cho nhân viên tự đánh giá công việc trước sau đó quản lý và nhân viên sẽ cùng đánh giá lại sau.
Tìm hiểu thêm: Đánh giá công việc HIỆU QUẢ – 6 điều nhà quản lý cần biết
- Sử dụng công cụ quản trị hiệu suất liên tục
Việc đánh giá công việc của nhân viên không hề dễ dàng và sẽ tiêu tốn của bạn rất nhiều thời gian, nỗ lực. Bạn có thể cân nhắc sử dụng công cụ quản trị hiệu suất liên tục như phần mềm GoalF.
GoalF không chỉ cung cấp cho bạn đầy đủ các công cụ để quản trị hiệu suất liên tục, trong đó có đánh giá công việc của nhân viên mà còn cung cấp cho bạn giải pháp để thực hiện hiệu quả, tối ưu. Với GoalF, bạn có thể đánh giá chuẩn xác, nhanh chóng về chất lượng, hiệu quả cũng như những nỗ lực mà nhân viên đang thực hiện. Từ đó, năng suất và động lực làm việc của nhân viên sẽ được gia tăng đáng kể, thậm chí là gấp đôi chỉ sau 5 tuần triển khai phần mềm.
KẾT LUẬN
Việc đánh giá công việc của nhân viên là quy trình bắt buộc và thường thấy ở mọi doanh nghiệp, tổ chức. Thông qua đánh giá chuẩn xác về công việc nhân viên với những tiêu chí phù hợp, nhà quản lý có thể hoạch định được phương hướng, kế hoạch tối ưu hóa quy trình làm việc tổng thể. Chất lượng, hiệu quả, hiệu suất công việc của các phòng ban, bộ phận và cho đến từng nhân viên sẽ được cải thiện nếu bước đánh giá công việc được tiến hành chuẩn xác.
Có thể nói: Không có đánh giá đúng về công việc của nhân viên thì doanh nghiệp sẽ rất khó có thể tối ưu hóa quy trình làm việc và cải thiện hiệu suất tổng thể.
Tìm hiểu thêm: Quy trình đánh giá công việc nhân viên qua 6 bước
Ngoài việc thực hiện đánh giá theo cách truyền thống, bạn có thể sử dụng những phần mềm chuyên nghiệp như GoalF để quản lý hiệu suất liên tục. Với phần mềm chuyên nghiệp, bạn sẽ đạt được nhiều lợi ích vượt trội như:
- Nhân viên hiểu rõ hơn về những gì người quản lý mong đợi
- Người quản lý nắm được điểm mạnh và động lực làm việc của nhân viên
- Người quản lý có thể giám sát, gắn kết từng cá nhân vào mục tiêu kinh doanh chung của công ty
- Người quản lý có thể nhìn nhận toàn diện hiệu suất công việc của nhân viên và có chiến lược thay đổi phù hợp theo thời gian thực
- Phần mềm giúp phản hồi kịp thời giúp nhân viên cải thiện hiệu suất
- Giúp đánh giá công việc của nhân viên khách quan nhất dựa trên các chỉ số được đo lường liên tục.
Bạn có thể khám phá thêm các tính năng của GoalF tại đây hoặc liên hệ với đội ngũ phát triển GoalF thông qua số Hotline 0365999621. Đội ngũ GoalF luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
GoalF
- Trụ sở chính: 25 Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0904232369
- Email: support@okrs.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/GoalF.vn