Các kỳ đánh giá nhân viên tại các công ty, tổ chức thường gắn liền với mẫu đánh giá công việc. Các mẫu đánh giá này có thể áp dụng tùy chỉnh theo từng nhóm nhân viên với những đặc thù công việc riêng. Bạn hãy cùng GoalF tìm hiểu một số mẫu đánh giá công việc phổ biến qua bài viết sau.
Top 5 mẫu đánh giá công việc phổ biến nhất
5 mẫu đánh giá công việc nhân viên phổ biến dưới đây có thể là gợi ý tốt giúp bạn thiết lập mẫu đánh giá phù hợp nhất với đặc thù công ty của mình.
Tìm hiểu thêm: Đánh giá công việc HIỆU QUẢ – 6 điều nhà quản lý cần biết
Mẫu 1
Công ty… |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
BẢNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CHO CBCNV Họ và tên: Đơn vị: Chức vụ: A. Hướng dẫn đánh giá, cho điểm 1. Với đánh giá việc hoàn thành kế hoạch/ mục tiêu trong kỳ công tác, thì người đánh giá dựa vào căn cứ sau để cho điểm:
2. Với đánh giá thái độ và hành vi trong quá trình làm việc thì người đánh giá xem xét mức độ của từng nhân viên tương ứng với các quy định và cho điểm 3. Tổng điểm đạt được là tổng cộng điểm phần I và phần II. 4. Căn cứ xếp loại
B. Kết quả đánh giá I. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch/ mục tiêu được giao trong kỳ công tác (Các mục tiêu cần có trọng số đánh giá, tối thiểu là 1 và tối đa là 3, tổng các trọng số của phần 1 là 10)
II. Đánh giá hành vi, thái độ trong quá trình làm việc
III. Tổng điểm và xếp loại
C. Nhận xét góp ý của người đánh giá … D. Ý kiến của người được đánh giá
Ngày / tháng / năm
|
Mẫu 2
Công ty… |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
BẢNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CHO CBCNV Họ và tên: Đơn vị: Chức vụ: A. Hướng dẫn đánh giá, cho điểm 1. Đánh giá tình hình thực tế trong quá trình làm việc thì người đánh giá dựa vào các miêu tả để cho điểm tương ứng với mức hoàn thành công việc. 2. Căn cứ xếp loại
B. Kết quả đánh giá
III. Tổng điểm và xếp loại
C. Nhận xét góp ý của người đánh giá … D. Ý kiến của người được đánh giá
Ngày / tháng / năm
|
Tìm hiểu thêm: Quy trình đánh giá công việc nhân viên qua 6 bước
Mẫu 3
Bảng đánh giá nhân viên – công nhân trong công ty
- Họ tên:
- Bộ phận:
- Chức vụ:
- Ngày nhận việc:
- Lương khởi điểm:
- Lương hiện tại:
- Trình độ học vấn:
- Thâm niên công tác:
- Bằng cấp cao nhất:
- Vị trí chuyên môn:
- Cấp quản lý trực tiếp:
A. Công việc hiện tại đang thực hiện (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên)
TT | Công việc chính | Công việc phụ |
B. Cấp quản lý trực tiếp đánh giá (Điểm số tối đa là 10 điểm)
TT | Đối với công việc | Phần đánh giá | Điểm số |
1 | Tính phức tạp | ||
2 | Khối lượng công việc (số giờ làm việc trong ngày) | ||
3 | Tính sáng tạo, linh động | ||
4 | Tính phối hợp, tổ chức | ||
5 | Tinh thần trách nhiệm | ||
6 | Tính kỷ luật | ||
7 | Kết quả đạt được | ||
8 | Kinh nghiệm giải quyết công việc | ||
9 | Kỹ năng chuyên môn | ||
10 | Khả năng quản lý điều hành | ||
Tổng điểm tối đa: 100 | Xếp loại: |
Ghi chú xếp loại:
- Xuất sắc: 81 – 100 điểm
- Giỏi: 71 – 80 điểm
- Khá: 61 – 70 điểm
- Trung bình: 51 – 60 điểm
- Yếu: Dưới 50 điểm
C. Phần nhận xét, đánh giá và đề xuất của cấp quản lý
1. Đánh giá chung
Mặt tích cực | Mặt hạn chế | Triển vọng |
2. Đề xuất
Ngày | Nội dung đề xuất | Chữ ký |
D. Ý kiến nhân viên được đánh giá
Ngày | Ý kiến nhân viên | Chữ ký |
E. Xét duyệt của Ban Tổng Giám đốc
Ngày | Ý kiến nhân viên | Chữ ký |
Mẫu 4
Đánh giá hiệu quả công việc cấp nhân viên
TT | Tiêu chí | Điểm tối đa | Tự đánh giá | Đánh giá của quản lý |
Phần I: Đánh giá kết quả công việc | ||||
1 | Mức độ hoàn thành công việc được giao | 30 điểm | ||
Mức độ hoàn thành công việc: Đánh giá từ cao xuống thấp:
(4) Luôn hoàn thành công việc với chất lượng cao, kịp tiến độ. Sẵn sàng chịu trách nhiệm nhận thêm công việc. (3) Thường xuyên hoàn thành tốt công việc, không kịp tiến độ được giao nhưng làm việc nghiêm túc và nỗ lực để hoàn thành công việc, không nề hà khó khăn trong công tác. (2) Thỉnh thoảng không hoàn thành công việc, không kịp tiến độ được giao nhưng làm việc nghiêm túc và nỗ lực để hoàn thành công việc và không nề hà khó khăn trong công tác. (1) Khá nhiều lần không hoàn thành nhiệm vụ và công việc được giao; sai sót nhiều và không chịu sửa chữa, ngại khó và không dám nhận trách nhiệm, tuy nhiên chưa đến mức kỷ luật.( không thực hiện nhiệm vụ thì xét trong vấn đề kỷ luật) |
||||
2 | Sử dụng tiết kiệm nguồn lực | 10 điểm | ||
|
||||
3 | Nhận thêm nhiệm vụ | 10 điểm | ||
|
||||
Phần II: Đánh giá tố chất, năng lực, tiềm năng | 50 điểm | |||
1 | Tính chuyên cần | 10 điểm | ||
Đánh giá theo mức độ từ cao xuống thấp:
|
||||
2 | Tinh thần đồng đội | 20 điểm | ||
Đánh giá theo mức độ từ cao đến thấp:
|
||||
3 | Tiềm năng phát triển | 20 điểm | ||
|
||||
4 | Tính kỷ luật | 10 điểm | ||
Đánh giá theo mức độ từ cao đến thấp:
|
||||
5 | Điểm cộng trừ | 10 điểm | ||
Điểm cộng:
Khi cá nhân được khen thưởng đột xuất do có thành tích xuất sắc,vượt trội; đã được thưởng hiện kim, giấy khen, nay lại được cộng điểm để xét thưởng cuối năm, điểm cộng chia hai mức:
Điểm trừ: Chia các mức:
(Mức điểm cao nhất bị trừ là 15 điểm) |
||||
Tổng cộng | 100 điểm | |||
Ý kiến và chữ ký của nhân viên | ||||
Phần III: Nhận xét và kế hoạch | ||||
Xếp hạng thành tích (của quản lý trực tiếp)
|
Xếp hạng: | |||
Ý kiến đề xuất đến Ban Giám đốc:
|
Mẫu 5
Bản đánh giá kết quả công việc của nhân viên
- Họ tên:
- Chức vụ:
- Bộ phận:
A. Công việc hiện tại đang thực hiện (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên)
TT | Công việc chính | Công việc phụ |
B. Đánh giá theo tiêu chí
TT | Các tiêu chí đánh giá | Nhân viên tự đánh giá | Điểm số | Phần quản lý đánh giá | Điểm số |
1 | Năng lực chuyên môn | Có năng lực chuyên môn đáp ứng công việc | 3 | ||
2 | Tinh thần trách nhiệm, động lực làm việc | Có động lực làm việc tốt | 5 | ||
3 | Hiệu suất công việc | Hoàn thành công việc với hiệu suất tốt, chậm trễ có báo cáo kịp thời | 4 | ||
4 | Khả năng phối hợp, giao tiếp, làm việc nhóm | Có khả năng phối hợp, giao tiếp, làm việc nhóm phù hợp | 4 | ||
5 | Tính kỷ luật, tuân thủ nội quy, quy định công ty | Nghiêm chỉnh chấp hành | 5 | ||
6 | Tinh thần tập thể | Tích cực trong công việc | 5 | ||
7 | An toàn, giữ gìn môi trường làm việc | Có ý thức tốt | 5 | ||
8 | Sáng tạo trong công việc, tối ưu hóa quy trình làm việc | Thường xuyên đưa ra ý tưởng, sáng kiến trong công việc | 4 | ||
9 | Nỗ lực hướng tới chất lượng công việc | Có ý thức phấn đấu để hoàn thành công việc với chất lượng tốt nhất | 4 | ||
10 | Khả năng quản lý công việc và quản lý nhân lực (dành cho cấp quản lý trở lên) | Quản lý công việc khoa học, phù hợp | 4 | ||
Nhân viên ký tên |
Cộng điểm |
Cộng điểm |
C. Phần dành cho Trưởng bộ phận / Phòng nghiệp vụ
1. Đánh giá chung
- Quản lý trực tiếp đánh giá:
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách đánh giá:
- Trưởng phòng Hành chính Nhân sự đánh giá:
2. Kết quả xếp hạng
- Nhân viên loại A
- Nhân viên loại B
- Nhân viên loại C
Quản lý trực tiếp
Ngày tháng Ký ghi rõ họ tên |
Phó Tổng Giám đốc phụ trách
Ngày tháng Ký ghi rõ họ tên |
Trưởng phòng Hành chính Nhân sự
Ngày tháng Ký ghi rõ họ tên |
D. Phê duyệt của Tổng Giám đốc
5 câu hỏi thường gặp về mẫu đánh giá công việc
Khi triển khai xây dựng mẫu đánh giá công việc của nhân viên, bạn có thể gặp một số thắc mắc, câu hỏi như:
Tìm hiểu thêm: 7 tiêu chí đánh giá công việc của nhân viên
1. Mẫu đánh giá công việc là gì?
Mẫu đánh giá công việc là mẫu sử dụng để công ty, tổ chức chính thức xem xét, ghi nhận những ưu, nhược điểm và thành tích trong công việc của nhân viên.
2. Sử dụng phiếu đánh giá công việc khi nào?
Thông thường các công ty sẽ sử dụng phiếu đánh giá công việc của nhân viên theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc sử dụng đánh giá theo sự vụ. Ví dụ công ty muốn cắt giảm nhân sự để vượt qua khó khăn mùa dịch bệnh cũng có thể tiến hành đánh giá công việc để xác định nhóm nhân viên có hiệu suất kém nhất.
3. Thông tin cần có trong phiếu đánh giá công việc của nhân viên?
- Tên nhân viên, vị trí công việc
- Tên người đánh giá, vị trí công việc
- Nội dung đánh giá theo các tiêu chí riêng tùy vị trí công việc, mục đích đánh giá
- Ý kiến đánh giá, nhận xét tổng quan
- Phần ký tên xác nhận, ghi rõ họ tên người đánh giá và người được đánh giá
4. Cách điền phiếu tự đánh giá công việc?
Nhà quản lý có thể điền mẫu đánh giá công việc nhân viên theo một số gợi ý dưới đây:
- Thu thập thông tin về nhân viên ví dụ như những đánh giá của khách hàng, đánh giá về hiệu suất trước đây
- Liệt kê tất cả các trách nhiệm của nhân viên
- Sử dụng ngôn ngữ khách quan, trung tính
- Thiết lập tiêu chí đánh giá cụ thể theo công việc của nhân viên
- Xem xét công việc theo cả quá trình chứ không chỉ đánh giá theo thời điểm
- Thiết lập các câu hỏi định lượng, cụ thể nhưng cũng kèm cả câu hỏi gợi mở để nhân viên có thể đóng góp ý kiến
5. Kết quả trong phiếu đánh giá được tính thế nào?
- Sử dụng thang điểm từ kém cho đến xuất sắc
- Xếp hạng từng tiêu chí đánh giá từ kém đến xuất sắc sau đó cộng điểm và chia trung bình số tiêu chí để ra mức đánh giá tổng thể
Sử dụng mẫu đánh giá công việc có còn đem lại hiệu quả?
Phương pháp đánh giá truyền thống với việc sử dụng mẫu đánh giá công việc nhân viên tuy khá phổ biến, có những ưu điểm nhưng đồng thời cũng tồn tại nhiều mặt hạn chế, yếu kém. Ví dụ như:
- Quá tập trung vào các kết quả trong quá khứ của nhân viên chứ không giúp ích nhiều cho việc tối ưu hóa công việc trong hiện tại.
- Kết quả đánh giá được sử dụng chủ yếu để xét điều chỉnh lương, thưởng, phúc lợi cho nhân viên. Do đó, tạo áp lực lớn lên nhân viên mỗi kỳ đánh giá.
- Mục tiêu của đánh giá công việc khó thực hiện trọn vẹn với cách đánh giá truyền thống vì không giúp ích nhiều trong việc cải tiến công việc của nhân viên.
Tìm hiểu thêm: Chu kỳ đánh giá nhân viên
*
Để khắc phục những điểm hạn chế, yếu kém của phương pháp đánh giá truyền thống, nhà quản lý có thể thực hiện phương pháp quản trị hiệu suất liên tục (CPM). CPM được xem là phương pháp quản trị có tính cách mạng, mở ra những lợi thế vượt trội cho doanh nghiệp doanh trong việc đánh giá công việc và quản trị hiệu suất tổng thể.
Khi nhân viên nhận được những phản hồi liên tục theo thời gian thực từ người quản lý, cả nhân viên và công ty sẽ nhận được những lợi ích như:
- Tăng sự chủ động trong công việc của nhân viên vì với CPM, nhân viên có thể chủ động thiết lập và thực hiện mục tiêu liên kết với các mục tiêu chung, lớn hơn ở cấp phòng ban và toàn công ty.
- Tăng cường sự tương tác giữa quản lý và nhân viên vì thực hiện CPM sẽ đòi hỏi quản lý và nhân viên thường xuyên trao đổi, đối thoại 1 – 1 để liên tục tối ưu hóa công việc.
- Cung cấp được dữ liệu kịp thời tránh những chệch hướng và rủi ro trong công việc nhờ nhân viên sẽ liên tục được phản hồi, nhận ý kiến từ phía quản lý.
- Nhân viên cảm thấy gắn bó hơn với công ty vì họ nhìn nhận được những đóng góp công việc của mình trong bức tranh chung và họ luôn nhận được phản hồi, hỗ trợ từ phía người quản lý.
- Các kỳ đánh giá theo phương pháp CPM sẽ không gắn với lương thưởng mà chỉ tập trung vào việc tối ưu hóa công việc của nhân viên trong hiện tại và tương lai.
Tìm hiểm thêm: Quản lý hiệu suất liên tục là gì? 8 điều bạn cần biết
KẾT LUẬN
Việc sử dụng các mẫu đánh giá công việc của nhân viên theo cách truyền thống đang dần lộ ra những điểm yếu trong quản trị doanh nghiệp. Để khắc phục những điểm yếu đó, bạn có thể xem xét áp dụng quản lý hiệu suất liên tục CPM để phát huy tối đa nguồn lực nội tại trong doanh nghiệp.
Các kỳ đánh giá với CPM sẽ không còn áp lực của việc lương thưởng vì không gắn với lương thưởng. Sử dụng CPM và nhân viên của bạn sẽ hào hứng bắt đầu kỳ đánh giá với mục tiêu tối ưu hóa công việc của họ thay vì lo lắng chuyện lương thưởng được nâng lên hay hạ xuống.
Để áp dụng CPM đúng hướng, hiệu quả ngay từ đầu, bạn có thể sử dụng phần mềm GoalF. GoalF với bộ công cụ toàn diện có thể hỗ trợ đắc lực và trở thành giải pháp giúp bạn đánh giá công việc nhân viên, quản trị hiệu suất liên tục hiệu quả, tiết kiệm chi phí, nỗ lực, thời gian.
GoalF không chỉ là một tập hợp các công cụ mà còn là giải pháp tổng thể có thể giúp bạn đánh giá chuẩn xác về công việc của nhân viên
Bạn có thể liên hệ với đội ngũ GoalF ngay hôm nay để nhận được thông tin, tư vấn nhanh chóng, chính xác. Các chuyên gia của GoalF luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
GoalF
- Trụ sở chính: 25 Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0904232369
- Email: support@okrs.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/GoalF.vn